Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Con người hạnh phúc hơn nếu có niềm tin

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng suy nghĩ tích cực rằng mình hạnh phúc sẽ thực sự giúp con người hạnh phúc hơn.

Kính trì
Bạn hạnh phúc hơn khi tin rằng mình hạnh phúc.
Hai nhà khoa học Mỹ Yuna L. Ferguson và Kennon M. Sheldon tiến hành nghiên cứu và tuyển chọn hai nhóm người tham gia. Hai nhóm được cho nghe loại âm nhạc tích cực trong suốt 2 tuần. Một nhóm được yêu cầu tập trung vào việc phát triển những trải nghiệm hạnh phúc khi nghe nhạc, nhóm còn lại chỉ chú ý tập trung vào âm nhạc.
Kết quả, nhóm người tập trung vào cảm xúc hạnh phúc, cố gắng để hạnh phúc, đạt được mức độ hạnh phúc cao hơn nhiều so với nhóm chỉ đơn thuần nghe nhạc,MedicalExpress cho hay.
Các nhà khoa học lý giải, khi tích cực nỗ lực để hạnh phúc, kết hợp sử dụng phương pháp đúng đắn – như trong nghiên cứu trên là nghe nhạc, con người có thể hạnh phúc hơn.
Nghiên cứu của Ferguson và Sheldon đi ngược lại với một số nghiên cứu trước đó cho rằng cố gắng trở nên hạnh phúc sẽ tạo tác dụng ngược lại.
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nếu không cố gắng, các cá nhân có thể sẽ không cảm nhận được những thay đổi tích cực và hạnh phúc trong cuộc sống của họ", hai nhà khoa học cho biết.
"Vì vậy, những người mong muốn hạnh phúc có thể tự tin rằng những suy nghĩ tích cực sẽ trở thành động lực và sẽ mang đến kết quả là bạn cảm thấy hạnh phúc hơn", Ferguson và Sheldon nói.
Nguồn: 
http://meditop.com.vn/kinh-chi

Phương pháp điều trị sỏi tiết niệu

Điều trị sỏi thận
Sỏi nhỏ: đối với sỏi thận kích thước nhỏ thì SWL là phương tiện điều trị được lựa chọn hàng đầu, với tỷ lệ sạch sỏi thay đổi từ 56 - 91%, tùy thuộc loại máy tán sỏi. Khi SWL thất bại thì có chỉ định lấy sỏi qua da. Tỷ lệ sạch sỏi của PCNL khá cao, từ 90 - 95%.
Đối với sỏi đài dưới của thận, nội soi thận ngược dòng với ống soi niệu quản mềm và tán sỏi bằng holmium laser cho kết quả rất khả quan. Tỷ lệ sạch sỏi có thể đến 95%.
Sỏi lớn: khả năng điều trị của SWL rất thấp nên PCNL là phương tiện điều trị tối ưu. Tỷ lệ sạch sỏi từ 85 - 95%. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của sỏi, khả năng sót sỏi phải nội soi gắp sỏi lần hai hoặc phải tán sỏi ngoài cơ thể hỗ trợ khoảng 3 - 35%. Phương tiện điều trị thứ hai là nội soi thận ngược dòng với ống soi niệu quản mềm và tán sỏi bằng holmium laser. Tỷ lệ sạch sỏi ở lần tán sỏi đầu tiên là 76% và ở lần thứ hai là 91%.
Vai trò của mổ mở chỉ còn giới hạn trong những trường hợp sau: sỏi san hô toàn bộ kích thước lớn; đã điều trị bằng các biện pháp ít xâm hại nhưng thất bại; sỏi đi kèm các bất thường giải phẫu của hệ tiết niệu; khi thận mất chức năng hoàn toàn, có chỉ định cắt thận.
Điều trị sỏi niệu quản
Đoạn 1/3 trên: khả năng điều trị thành công của SWL đạt gần 100%. Nếu sỏi bám dính gây tắc nghẽn niệu quản thì có thể tiếp cận tán sỏi xuôi dòng bằng đường hầm qua da vào đài thận trên, hoặc tán sỏi nội soi ngược dòng với ống soi niệu quản mềm.
Đoạn 1/3 giữa: tỷ lệ sạch sỏi khi điều trị bằng SWL khá thấp, chỉ khoảng 70%. Điều trị được lựa chọn hàng đầu là tán sỏi nội soi với ống soi niệu quản cứng hoặc mềm. Tỷ lệ sạch sỏi đạt 80 - 95%.
Chỉ định lấy sỏi nội soi sau phúc mạc: sỏi quá cứng, không thể tán sỏi bằng SWL hoặc URS; không thể tiếp cận sỏi bằng máy soi niệu quản; không có các phương tiện điều trị ít xâm hại. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật là 95%. Biến chứng thường gặp nhất là hẹp niệu quản, xảy ra ở 25 - 30% trường hợp.
Đoạn 1/3 dưới: nội soi niệu quản với ống soi cứng là phương tiện điều trị được lựa chọn hàng đầu, với tỷ lệ sạch sỏi từ 90 đến 99%. Gần đây một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sạch sỏi khi điều trị bằng SWL cũng rất khả quan, đạt gần 85% ở lần tán sỏi đầu tiên.

Nguồn: 
http://meditop.com.vn/may-noi-soi-tiet-nieu

Nội soi phế quản ở Việt Nam và trên thế giới

Theo y văn thế giới, nội soi phế quản đã có cách nay trên 2000 năm, từ thời Hippocrate. Ông đã nghĩ ra cách đặt nội khí quản để điều trị bệnh nhân bị ngạt thở. Tuy nhiên nội soi phế quản đã không được phát triển cho tới thế kỷ 19.
Năm 1846, Horace Green lần đầu tiên tiến hành đặt ống nội khí quản và phế quản. Nhưng khi ông trình bày kỹ thuật của mình tại Hiệp hội Nội - Ngoại khoa Mỹ ở New York thì bị một số thành viên bác bỏ hoàn toàn vì cho rằng điều đó không thể thực hiện được và không đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Năm 1854, Joseph P. O'Dwyer là một thầy thuốc nổi tiếng về thủ thuật đặt nội khí quản ở bệnh nhân bị bệnh bạch hầu, đã chế tạo một ống soi bằng kim loại để gắp các dị vật ở khí quản và phế quản.
Năm 1895, Kirstein đã khảo sát trực tiếp bên trong thanh quản bằng ống soi O'Dwyer có thêm bóng đèn điện tử lăng kính của Casper qua việc đè lưỡi và nắp thanh môn. Ông là người đã phát minh ra ống soi thanh quản đầu tiên.
Năm 1897, Gustav Killian đã dùng ống soi thanh quản Kirstein để soi phế quản cho một nam nông dân 63 tuổi và phát hiện dị vật là một mảnh xương nằm ở phế quản gốc bên phải. Ông đã dùng ống soi thực quản Mikulicz - Rosenheim để lấy dị vật ra sau khi đã gây tê bằng Cocaine. Cuối năm 1898, ông đã báo cáo ba trường hợp gắp thành công dị vật ở cây khí - phế quản. Từ các sự kiện trên đã mở ra một kỷ nguyên về khảo sát cây khí - phế quản bằng nội soi và ông là người thầy thuốc được xem như là cha đẻ của kỹ thuật nội soi phế quản.
Năm 1902, Max Einhorn đã sáng chế đèn soi ở đầu ống soi thực quản.
Năm 1904, Chevalier Jackson chế tạo ống soi phế quản cứng có bộ phận chiếu sáng ở đầu ống soi. Đây là thời kỳ có nhiều cải tiến về kỹ thuật chiếu sáng, thông khí, gây tê nhưng dụng cụ vẫn là ống soi cứng đơn giản.
Năm 1954, Hopkine và Hirschowitz đã phát minh ra sự dẫn truyền hình ảnh qua bó sợi thủy tinh quang học được bao bọc đặc biệt thành một ống mềm dễ dàng uốn cong và đặt tên là "Fiberscope".
Năm 1957, Avery Jones và Hirschowitz đã chế tạo ống soi mềm đầu tiên đơn giản để soi dạ dày. Sau đó ống soi mềm nhanh chóng phát triển ở Mỹ và đặc biệt là Nhật Bản.
Năm 1962, Shigeto Ikeda cùng với Shohei Horie và Kenichi Takino đã chế tạo thấu kính soi phế quản với các sợi thủy tinh quang học giúp cho soi phế quản có nhiều thuận lợi hơn : độ chiếu sáng tốt hơn, thị trường quan sát rộng hơn và giảm được đường kính của ống soi nên có thể quan sát tới tận các phế quản phân thùy của thùy giữa và thùy dưới.
Năm 1966, Shigeto Ikeda chế tạo ống soi phế quản mềm và ông là người đầu tiên thực hiện nội soi phế quản với ống soi mềm bằng sợi quang học để chẩn đoán bệnh lý phế quản. Sau đó, ông đã giới thiệu phương pháp nội soi phế quản ống mềm tại Hội nghị Bệnh lồng ngực tại Copenhagen. Từ đó, nội soi phế quản ống mềm được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới, nó dần dần được sử dụng để thay thế cho ống soi cứng.
Năm 1971, Shigeto Ikeda và Ryosuke Ono sử dụng camera để ghi lại hình ảnh màu khi soi phế quản. Cũng trong năm này, Smiddy đề xuất đặt ống nội soi thông qua một ống nội khí quản mềm hay ống nội soi cứng và sau đó đặt ống nội soi qua đường mũi hay qua đường miệng. Gây tê tại chỗ được dùng thay cho gây mê khi nội soi, điều này đã làm thay đổi toàn diện về nội soi phế quản ống mềm, nội soi phế quản ống mềm có thể thực hiện ngay tại giường bệnh nhân mà không đòi hỏi phức tạp về phòng ốc cũng như trang thiết bị.
Năm 1984, Shigeto Ikeda và Ryosuke Ono đã sử dụng camera với kỹ thuật số ghi lại hình ảnh nội soi phế quản và được giải mã thông qua một hệ thống điện toán. Điều này giúp cho người thầy thuốc quan sát kỹ hơn các biến đổi của niêm mạc phế quản.
Đến nay đã có nhiều ứng dụng trong nội soi phế quản ống mềm với ống soi ngày càng nhỏ hơn, các bộ nguồn sáng tốt hơn, kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm qua truyền hình (Videofiberbronchoscopy), cùng với sự cải tiến và sáng chế nhiều dụng cụ để thực hiện các kỹ thuật lấy bệnh phẩm (như rửa phế quản phế nang, chải phế quản, sinh thiết phế quản, sinh thiết phổi xuyên phế quản, chọc hút bằng kim xuyên phế quản) và trị liệu qua nội soi đã giúp ích rất nhiều cho công tác chẩn đoán và điều trị trong chuyên khoa phổi
2. Tình hình ứng dụng nội soi phế quản tại Việt Nam :
Năm 1954, nội soi phế quản ống cứng được thực hiện bởi Trần Hữu Tước và sau đó là Võ Tấn để gắp dị vật trong chuyên khoa Tai Mũi Họng. Từ đó, nội soi phế quản ống cứng được thực hiện để chẩn đoán các bệnh lý hô hấp (như ho ra máu, ung thư phế quản…) và gắp dị vật trong khí phế quản .
Năm 1974, Lê Quốc Hanh thực hiện nội soi phế quản ống mềm đầu tiên tại bệnh viện Hồng Bàng (nay là bệnh viện Phạm Ngọc Thạch). Năm 1976, Đặng Hiếu Trưng thực hiện tại khoa Tai Mũi Họng Quân Y Viện 108. Nhưng sau vài năm, ống soi mềm bị hư hỏng nên không tiếp tục sử dụng và chủ yếu là sử dụng ống soi cứng để chẩn đoán những bệnh lý hô hấp
Kể từ năm 1990, nội soi phế quản ống mềm mới phát triển trở lại tại các bệnh viện có chuyên khoa phổi và đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến nội soi phế quản ống mềm được thực hiện, với những kỹ thuật  được ứng dụng như : chải phế quản, rửa phế quản phế nang, sinh thiết phế quản, sinh thiết phổi xuyên phế quản, chọc hút bằng kim xuyên phế quản... cho thấy nội soi phế quản ống mềm là một kỹ thuật chính yếu, có nhiều đặc tính ưu việt, hiệu quả, an toàn và không thể thiếu để chẩn đoán điều trị các bệnh lý phế quản phổi

Dao mổ thông minh dùng trong y tế

dao mổ điện đặc biệt đang được thử nghiệm trong 3 bệnh viện hàng đầu ở London, Anh. Các chuyên gia tin rằng, con dao sẽ là cây đũa thần trong lĩnh vực phẫu thuật ung thư, tạo ra cuộc cách mạng cho những người mắc phải căn bệnh quái ác này. Dao mổ siêu thông minh có thể nhận diện chính xác tế bào ung thư. Dù vậy, các thử nghiệm chuyên sâu với iKnife vẫn đang được tiến hành nhằm đưa con dao trở nên phổ dụng trong vòng 3 năm tới nhằm giúp nhân loại chống lại căn bệnh ung thư đang hoành hành. Về mặt kỹ thuật, iKnife là con dao mổ đầu tiên sử dụng công nghệ cao để nhận diện và cắt bỏ các tế bào ung thư đang tồn tại trên cơ thể người. Tuy phẫu thuật cắt bỏ mà một trong những biện pháp tốt nhất để bảo vệ cơ thể khỏi các u ác tính nhưng những bác sĩ giỏi nhất cũng không thể dám chắc các tế bào dị thường đã bị cắt bỏ hoàn toàn. Đối với việc phẫu thuật ở các trường hợp mắc ung thư vú, có tới 20% số tế bào ung thư có thể bị bỏ sót trong các lần phẫu thuật. Điều này khiến cho các u ác tính có thể tái phát, buộc bệnh nhân phải trải qua các lần phẫu thuật sau đó để loại bỏ u ác tính. Tuy nhiên, iKnife được xem là biện pháp đảm bảo cho sự thành công của ca phẫu thuật. Không chỉ dừng lại ở việc loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư, iKnife còn giúp các bác sĩ nhận biết chính xác gần như ngay lập tức mức độ lây lan của các khối u ác tính. Sử dụng công nghệ “dao điện”, iKnife sẽ không làm bệnh nhân mất nhiều máu, mở ra cơ hội phục hồi tốt hơn cho người trải qua ca phẫu thuật. Dù lợi thế mà iKnife là rất rõ ràng nhưng giá thành lên tới hàng ngàn bảng Anh cho mỗi lần phẫu thuật khiến người ta cân nhắc về sự hiện diện của thiết bị này trong các phòng mổ. Trong khi đó, cha đẻ của iKnife, tiến sĩ Zoltan Takats, từ Cao đẳng Hoàng gia London cho biết, những phiên bản sửa đổi của con dao có thể sử dụng được ở nhiều lĩnh vực phi y tế, bao gồm cả kiểm dịch thực phẩm


dao mổ điện cao tần


Cách kết hợp các loại thực phẩm

Một số thực phẩm sau khi được kết hợp với nhau sẽ giúp bạn sống khỏe và cải thiện cân nặng.

 máy nội soi khí phế quản
Ớt chuông đỏ và đậu đen tăng cường miễn dịch
Trứng và xoài: da săn chắc. Trứng giàu a xít amin cần thiết cho việc hình thành collagen giúp cải thiện da. Xoài giàu vitamin C kết hợp với các a xít trên giúp thúc đẩy sản xuất collagen.
Ớt chuông đỏ và đậu đen: cải thiện hệ miễn dịch. Bạn sẽ hấp thu nhiều chất sắt giúp tăng cường miễn dịch bằng cách ăn ớt chuông đỏ. Chất sắt trong đậu đen thường khó được cơ thể hấp thu nhưng vitamin C có nhiều trong ớt chuông đỏ giúp chuyển hóa chất sắt thành một loại giúp cơ thể dễ sử dụng hơn.
Tinh dầu ô liu và cà chua: phòng chống bệnh tật. Cà chua chứa 4 carotenoid chính (alpha-carotene, beta-carotene, lutein và lycopene) cùng 3 chất chống ô xy hóa (beta-carotene, vitamin E và vitamin C) có thể giúp phòng chống ung thư và bệnh tim. Những hóa chất có tác dụng bảo vệ này được hấp thu tốt hơn với dầu ô liu, vốn có hàm lượng cao chất béo không bão hòa đơn lành mạnh.
Bông cải xanh và cà chua: chống ung thư. Mỗi thực phẩm này đứng riêng đều có đặc tính chống ung thư, nhưng nghiên cứu cho thấy kết hợp chúng lại thì tính năng chống ung thư càng vượt trội khi làm chậm sự tăng trưởng của các khối u tuyến tiền liệt ung thư.
Bột yến mạch và dâu tây: tim khỏe mạnh. Yến mạch chứa 2 hóa chất thực vật quan trọng được gọi là avenanthramides và a xít phenolic, được biết khi kết hợp với vitamin C giúp giảm tác hại của cholesterol xấu và ngăn ngừa mảng bám tích tụ dẫn đến các cơn trụy tim.
Trà xanh và chanh: cải thiện tim mạch. Trà xanh, một nguồn giàu chất chống ô xy hóa được gọi là catechin, giúp cải thiện sức khỏe của tim. Tuy nhiên, theo nghiên cứu chỉ khoảng 20% hợp chất này được cơ thể hấp thụ. Thêm nước cốt chanh vào trà xanh được chứng minh giúp tăng mức độ catechin đến 80%.
Tỏi và hành: tạo lá chắn cho cơ thể. Cả hai đều chứa nhiều hợp chất organosulfur và hóa chất thực vật tốt cho tim mạch, giúp giữ động mạch không bị các mảng bám tích tụ. Một số hợp chất này thậm chí còn giúp giải độc chất gây ung thư trong cơ thể.
Trà xanh và hạt tiêu đen: vòng eo thon thả. Hãy tạm quên chế độ ăn kiêng. Sau bữa ăn, bạn có thể uống một tách trà xanh có rắc thêm một chút hạt tiêu đen. Sự kết hợp này giúp tăng hấp thụ EGCG, một chất chống ô xy hóa quan trọng trong trà gắn liền với đốt cháy calo. Theo giới chuyên gia, các hợp chất trong trà xanh có thể tác động các hormone điều tiết cơn đói và no. 

Bé gái phẫu thuật cắt đầu thành công

dao mổ điện cao tần
Bé Asree Gul trước khi phẫu thuật 
Asree Gul đã nhập viện tại thành phố miền đông Afghanistan là Jalalabad với cái đầu dư dính liền vào xương sọ.
Theo The Huffington Post dẫn lời trưởng nhóm phẫu thuật Ahmad Obaid Mojadidi, người mẹ sinh hạ cặp song sinh gái, và cái đầu có thể đã hình thành do bào thai thứ ba không tượng hình trong lúc phát triển.
Ca phẫu thuật cắt đầu dư đã được thực hiện thành công, nhưng đây là ca phức tạp do các dây thần kinh và mạch máu chủ chốt đều được liên kết với cái đầu thứ hai.
Gia đình đã đến cầu cứu bác sĩ sau khi bé Asree Gul không thể ngủ được với cái đầu dư, và khiến bé phải đối mặt với sự kỳ thị của những người xung quanh.
Đây cũng là lần đầu tiên các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật dạng này ở miền đông Afghanistan, được thực hiện miễn phí.
Nguồn: 
http://meditop.com.vn/dao-mo-dien-cao-tan

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Sử dụng kính áp tròng sao cho hiệu quả

Hiện nay, để khắc phục tật khúc xạ ở mắt, nhiều người đã lựa chọn sử dụng kính áp tròng. Tuy nhiên, hiểu rõ về cách sử dụng cũng như những lưu ý cần thiết thì không phải ai cũng biết.
Kính trì
Sử dụng kính áp tròng là lựa chọn thời trang và phù hợp đối với túi tiền của nhiều người cùng như công việc mang tính chất đặc thù.
Kính áp tròng là loại kính có đường kính nhỏ, bằng với mắt của con người. So với kính thông thường, kinh áp tròng không được đeo trước mắt mà đeo trong mắt, điều đó có nghĩa kính áp tròng bơi trong tuyến lệ của mắt. Kính áp tròng không chỉ sử dụng cho người bị cận thị mà còn cả viễn thị và loạn thị.
ThS, bác sĩ Phạm Thị Hằng, bệnh viện Mắt Quốc tế cho biết: “Có rất nhiều loại kính áp tròng, có loại kính áp tròng mềm, có loại kính áp tròng cứng và mục đích sử dụng cũng khác nhau, đồng thời có thể sử dụng cho hầu hết các tật khúc xạ ở mắt.
Kính áp tròng được sử dụng cho những người có công việc đặc thù, đeo kính bất tiện như thể thao, văn nghệ… Bên cạnh đó, kính áp tròng còn sử dụng đối với người bất đồng khúc xạ, có nghĩa một mắt cận một mắt viễn, hay có sự chênh lệch khúc xạ quá cao trên 3 diop…
Hiện nay, các bạn trẻ còn có xu hướng sử dụng kính áp tròng trong nhu cầu thẩm mỹ, muốn thay đổi mầu mắt thành xanh, nâu… Khi bạn muốn sử dụng kính áp tròng, cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra những tư vấn cần thiết.
Những ưu điểm của kinh áp tròng:
- Giúp bệnh nhân có hình ảnh trung thực, mang tính thẩm mỹ cao.
- Thuận tiện trong những hoạt động thể thao, văn nghệ.
- Khắc phục những nhược điểm do kính thường mang lại như mất thẩm mỹ, đặc biệt với những người có tật khúc xạ nặng, giới hạn vùng nhìn thấy sau gọng kính.
- Kính giãn tròng làm cho tròng mắt to và rõ nét hơn.
- Dùng để che sẹo đục trên giác mạc.
- Dùng cho các trường hợp giác mạc chóp.
- Không bị nhòe khi đi trời mưa.
- Không tạo cảm giác nặng trìu lên sống mũi.
Lưu ý khi sử dụng kính:
- Cần được bác sĩ khám và tư vấn để lựa chọn loại kính phù hợp nhất.
- Đối với mỗi loại kính áp tròng đều cần tuân thủ đúng các quy trình cũng như bảo quản thì mới có thể đảm bảo cho mắt một cách tốt nhất cũng như không bị ảnh hưởng bởi những bệnh lý khác.
- Tối đa, một ngày có thể đeo kính từ 8 – 12 giờ đồng hồ.
- Không được sử dụng kính qua đêm, nên tháo kính ra khi đi ngủ.
- Rửa tay sạch với xà phòng có tính tẩy rửa nhẹ, dùng khăn sạch không có xơ vải lau khô tay trước khi sử dụng kính.
- Vệ sinh kính thật sạch sau mỗi lần sử dụng.
- Chỉ chọn mua những sản phẩm chăm sóc kính đã được vô trùng và được chứng nhận là dành riêng cho kính áp tròng.
- Mỗi lần rửa kính đều sử dụng nước dùng mới, không dùng lại dung dịch cũ sử dụng lần trước.
- Thay mới kính 3 tháng/lần.
- Tháo kính và bảo quản kính một cách an toàn nhất.
- Trước khi đeo cần kiểm tra mặt kính có trầy xước hay không, bụi bẩn không.
- Sử dụng dung dịch dưỡng tra hàng ngày để bảo quản kính mắt.

Nguồn : 
http://meditop.com.vn/kinh-chi

Cách bảo quản vắc xin đúng cách

Bảo quản vắc-xin TCMR
Bảo quản vắc-xin trong phích lạnh
Việc bảo quản vắc-xin trong TCMR được thực hiện theo “Quy định về sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị” của Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 23/QĐ-BYT ngày 7/7/2008 và hướng dẫn của Dự án TCMR.
Các loại vắc-xin cần được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp và phù hợp với từng tuyến trong kho cũng như khi vận chuyển. Trong quá trình bảo quản và vận chuyển, vắc-xin cần được theo dõi nhiệt độ để đảm bảo chất lượng của vắc-xin.  
Tất cả các loại vắc-xin đều không thể bị hỏng ngay khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thấp vì vắc-xin đều có tính bền vững nhất định. Mỗi loại vắc-xin đều có một khoảng nhiệt độ bảo quản thích hợp. Nếu nhiệt độ bảo quản vắc-xin nằm ngoài khoảng nhiệt độ bảo quản thì cần phải điều chỉnh lại nhiệt độ hoặc chuyển vắc-xin tới bảo quản ở nơi có nhiệt độ bảo quản thích hợp.
Thời gian bảo quản vắc-xin
Để đảm bảo luôn sẵn có vắc-xin cho các đối tượng tiêm chủng trong chương trình TCMR, đồng thời đảm bảo không bảo quản quá nhiều vắc-xin, thời gian bảo quản các vắc-xin trong TCMR tại các tuyến phải thực hiện đúng “Quy định về sử dụng vắc-xin và sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị”. Tại kho vắc-xin tuyến Quốc gia, thời gian bảo quản vắc-xin là 6 - 9 tháng; kho tuyến khu vực là 3 - 6 tháng; kho tuyến tỉnh tối đa 3 tháng; kho tuyến huyện là 1 - 3 tháng; tại các cơ sở y tế nơi tổ chức tiêm chủng là 1 tháng.
Vận chuyển vắc-xin
Vắc-xin từ khi sản xuất tới khi được sử dụng cho đối tượng tiêm chủng được vận chuyển qua rất nhiều nơi. Để đảm bảo chất lượng, vắc-xin cần được bảo quản ở nhiệt độ +2oC đến + 8oC trong quá trình vận chuyển.
Nếu vận chuyển từ cơ sở sản xuất hoặc từ kho vắc-xin Quốc gia, vắc-xin được vận chuyển bằng đường hàng không trong các thùng lạnh, việc vận chuyển bằng đường hàng không quốc tế các vắc-xin nhập ngoại có dụng cụ theo dõi nhiệt độ được đặt trong các thùng lạnh. Nếu vận chuyển bằng đường bộ, vắc-xin được vận chuyển trong xe tải lạnh chuyên dụng có các thiết bị theo dõi nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển.
Nếu vận chuyển vắc-xin từ kho khu vực tới kho của tỉnh, vắc-xin được vận chuyển trong xe tải lạnh chuyên dụng hoặc vắc-xin được bảo quản trong hòm lạnh và vận chuyển bằng ôtô.
Vắc-xin vận chuyển từ kho của tỉnh xuống huyện; từ kho của huyện tới cơ sở y tế hoặc từ trạm y tế xã tới điểm tiêm chủng ngoài trạm được bảo quản trong hòm lạnh hoặc phích vắc-xin. Trong các thiết bị vận chuyển vắc-xin luôn có thiết bị để theo dõi nhiệt độ của vắc-xin trong quá trình vận chuyển.
 Các thiết bị lạnh bảo quản và theo dõi nhiệt độ vắc-xin trong TCMR
Buồng lạnh âm và buồng lạnh dương có dung tích bảo quản lạnh lớn (20 - 40m3) được sử dụng bảo quản vắc-xin ở tuyến quốc gia và khu vực nơi dự trữ và cung cấp vắc-xin cho các tỉnh.
Tủ lạnh chuyên dụng TCW3000 hiện đang được sử dụng ở tất cả các tỉnh và huyện với dung tích lạnh để bảo quản vắc-xin là 126,5 lít, đủ để bảo quản vắc-xin trong tiêm chủng thường xuyên đối với hầu hết các huyện. Tại các xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa được trang bị tủ lạnh RCW 50EG có dung tích lạnh 24 lít đảm bảo đủ dung tích lạnh cho các xã bảo quản vaccin sử dụng trong tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng chiến dịch trong địa bàn.
Hòm lạnh và phích vắc-xin được sử dụng để bảo quản hoặc vận chuyển vắc-xin tuyến tỉnh, huyện và xã trong tiêm chủng thường xuyên và trong chiến dịch tiêm chủng.
 Thiết bị theo dõi nhiệt độ bảo quản và vận chuyển vắc-xin
Các thiết bị theo dõi nhiệt độ được đặt trong các thiết bị lạnh để theo dõi nhiệt độ trong quá trình bảo quản và vận chuyển vắc-xin bao gồm nhiệt kế, thiết bị ghi nhiệt độ tự động, chỉ thị đông băng, chỉ thị nhiệt độ lọ vắc-xin... Tùy theo loại thiết bị theo dõi nhiệt độ mà được sử dụng thích hợp với thiết bị lạnh hoặc loại hình vận chuyển tương ứng.
Chỉ thị nhiệt độ là nhãn được dán lên lọ vắc-xin có thể thay đổi màu khi lọ vắc-xin tiếp xúc với nhiệt độ cao quá thời gian cho phép trong quá trình bảo quản và vận chuyển. Trong TCMR, vắc-xin 5 trong 1 có gắn VVM trên lọ vắc-xin. VVM là 1 hình vuông nằm bên trong hình tròn. Khi lọ vắc-xin tiếp xúc với nhiệt độ cao, hình vuông sẽ chuyển màu sẫm. Sự thay đổi màu của VVM giúp cho cán bộ y tế biết lọ vắc-xin nào có thể sử dụng tốt và lọ vắc-xin nào cần ưu tiên sử dụng trước hoặc lọ nào không nên sử dụng. 
Kiểm tra nhiệt độ bảo quảnvắc-xin
Các cán bộ TCMR được đào tạo để có thể thực hiện tốt việc đảm bảo vắc-xin luôn được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp. Vắc-xin luôn có được chất lượng tốt nhất cho các đối tượng sử dụng.
Tất cả các thiết bị bảo quản vắc-xin TCMR hàng ngày đều được kiểm tra nhiệt độ lần đầu vào buổi sáng và lần 2 vào buổi chiều trước khi về. Việc kiểm tra nhiệt độ sáng và chiều được thực hiện liên tục cả ngày làm việc cũng như ngày nghỉ. Nếu nhiệt độ trong khoảng +2oC đến +8oC thì không cần điều chỉnh nhiệt độ.
Nếu nhiệt độ quá thấp (dưới +2oC), cần điều chỉnh nhiệt độ để tủ lạnh ấm hơn. Làm thử nghiệm lắc để kiểm tra những vắc-xin nhạy cảm với đông băng (DPT, DT, Td, uốn ván, VGB, và DPT-VGB-Hib) xem có bị hỏng bởi đông băng không nếu chỉ thị đông băng báo vắc-xin có thể bị hỏng bởi đông băng. Thực hiện “nghiệm pháp lắc” có thể cho biết vắc-xin đã tiếp xúc với nhiệt độ đông băng có thể bị hỏng do đông băng (DPT, DT, Td, UV hoặc viêm gan B) có phải hủy bỏ hay không. Sau khi đông băng, vắc-xin sẽ xuất hiện hiện tượng chất lỏng vẩn đục, tuy nhiên, chúng có xu hướng lắng cặn ở dưới đáy lọ sau khi lắc. Quá trình lắng cặn thường nhanh hơn ở những lọ đã bị đông băng so với lọ không đông băng của cùng nhà sản xuất. 
Nếu nhiệt độ quá cao (trên +8oC), cần điều chỉnh nhiệt độ cho tủ lạnh hơn. Nếu nhiệt độ không duy trì ở +2oC đến +8oC thì bảo quản vắc-xin ở nơi khác cho đến khi tủ lạnh được sửa chữa

Ngày nay y học đã phát triển và sáng chế ra các loại tủ bảo quản vắc xin mọi người có thể xem chi tiết tại:
http://meditop.com.vn/tu-bao-quan-vaccine-haier

Bạn đã bảo vệ răng miệng đúng cách chưa?

Răng miệng là một phần rất quan trọng trong con người chúng ta, để bảo vệ răng miệng đúng cách chúng ta cần phải có một số lựa chọn cho phù hợp:
1. Bàn chải đánh răng lý tưởng
Trên thị trường hiện có vô số kiểu dáng và mẫu mã bàn chải đánh răng khác nhau. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên sử dụng một chiếc bàn chải kiểu dáng đơn giản hoặc thon nhỏ. Một bàn chải với đầu đánh dài khoảng 2,5cm là lý tưởng cho người trưởng thành. Lông bàn chải bằng nilon cứng tốt hơn sợi tự nhiên bởi vì chúng hợp vệ sinh hơn và bảo quản tốt hơn. Bàn chải cỡ trung bình là tốt nhất bởi chúng rất ít gây tổn thương đến nướu lợi.
Bạn thường xuyên thay bàn chải như thế nào?
Nhìn chung, lông bàn chải sẽ bị tòe trong vòng 4 đến 6 tuần, Đây chính là lúc bàn chải cần phải thay.
Bạn có thường xuyên đánh răng không?
Lý tưởng nhất là chải răng ngay sau mỗi bữa ăn. Và chải răng trước khi đi ngủ cũng quan trọng nhất bởi vì trong suốt giấc ngủ, lượng nước bọt tiết ra ít và 1 số thức ăn còn lưu lại ở miệng là nguyên nhân gây hại cho răng.



2. Kem đánh răng
Kem đánh răng là chất bổ sung giúp đánh răng sạch hơn và làm sáng bóng bề mặt răng. Thành phần chính của kem đánh răng là chất làm trầy nhẹ, xà phòng, chất làm sạch, chất tạo màu và hương liệu. Bên cạnh đó, kem đánh răng còn có các loại muối amoni, chất diệp lục, flour và đinh hương được sử dụng với các lượng khác nhau. Giá trị của kem đánh răng chứa flour là ngăn cản bệnh mục xương mà hiện nay đã được xác đinh rõ ràng. Nếu trên thị trường không còn các loại kem đánh răng nữa thì muối và sodium bicarbonat của nước soda là rất rẻ và có thể thay thế kem đánh răng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc lấy nước cốt chanh cọ xát lên răng là rất tệ bởi nó có thể làm hỏng răng.
3. Chỉ nha khoa
Bàn chải đánh răng không thể làm sạch hết được các kẽ răng. Và chỉ nha khoa là phương thức tốt nhất để làm sạch khu vực khó tiếp cận này. Chỉ nha khoa có bôi sáp và không bôi đều được. Quấn chỉ quanh hai ngón tay rồi nhẹ nhàng kéo lên kéo xuống giữa các răng, cẩn thận để tránh làm tổn thương lợi. Tốt nhất là bạn nên nhờ nha sĩ hướng dẫn kỹ thuật dùng chỉ nha khoa.
4. Bác sĩ nha khoa và vệ sinh răng miệng
Để có 1 hàm răng chắc khoẻ bạn nên thường xuyên đến gặp nha sĩ. Vai trò của bác sĩ nha khoa là bảo đảm cho răng miệng khỏi tình trạng bị sâu và ứ đọng. Công việc bao gồm đánh bóng, lấy cao răng, hàn những chỗ bị vỡ trên răng và tiến hành những kỹ thuật chính xác nếu cần thiết. Việc này đảm bảo trong miệng sẽ không còn chỗ hổng nào để thức ăn “trú ngụ” và gây ra những vấn đề về răng miệng. Hơn nữa, bác sĩ nha khoa còn hướng dẫn bạn nhứng cách vệ sinh miệng. 6 tháng/1 lần là khoảng thời gian thích hợp để gặp nha sĩ.

Cách điều trị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là một bệnh viêm nhiễm xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư tại nơi này.
Đường tiểu, hay đường tiết niệu, bao gồm:
- 2 thận (lọc máu, tạo ra nước tiểu để thải chất độc, cặn bã)- 2 đường dẫn niệu/ hay niệu quản (dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang)- Bàng quang (chứa nước tiểu)- Niệu đạo (dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lỗ niệu đạo để thải ra ngoài)
Bình thường nước tiểu vốn vô trùng. Cấu tạo đặc biệt ở vị trí niệu quản gắn vào thành bàng quang có tác dụng như một van chống trào ngược nhằm ngăn ngừa nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên thận. Dòng chảy của nước tiểu cũng là một lực cơ học giúp tống xuất vi khuẩn nếu chúng xâm nhập vào đây.
máy nội soi tiết niệu
Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh thường có những triệu chứng rất khó chịu như: tiểu buốt, tiểu giắt (tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ được một ít nước tiểu), nước tiểu đục, đi tiểu ra máu, đau vùng bụng dưới (viêm đường dẫn niệu), đau thắt lưng hoặc đau bên mạn sườn (trong trường hợp nhiễm trùng thận).
Vệ sinh vùng kín không tốt, sử dụng thủ thuật thông tiểu, sử dụng màng ngăn âm đạo, bao cao su có chứa chất diệt tinh trùng, hay do lây nhiễm vi khuẩn từ bạn tình khi quan hệ (đặc biệt là vi khuẩn lậu),… đều là những nguyên nhân gây nên viêm đường tiết niệu. Mầm bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở phần thấp (niệu đạo, bàng quang) và nếu không được điều trị, nó có thể diễn biến nặng lên dẫn tới viêm đường tiết niệu trên (niệu quản, thận) làm suy giảm chức năng thận, rất nguy hiểm.
Hiện nay tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm đường tiết niệu cao hơn nam giới vì cấu tạo sinh học bộ phận sinh dục nữ khác nam. Người ta có thể nói rằng không có người phụ nữ nào không bị viêm đường tiết niệu trong cuộc đời của mình.
máy nội soi đường tiết niệu

Bộ phận sinh dục nữ có niệu đạo rất ngắn, bên cạnh đó nó còn rất gần với vùng tầng sinh môn (là hậu môn), vì thế dễ gây nên những nhiễm khuẩn ngược dòng. Còn ở nam giới thì ngược lại, tình trạng viêm đường tiết niệu thường là hậu quả của một tình trạng bệnh lý đường tiết niệu dưới, gây tắc túi tuyến trệ và giảm khả năng đào thải nước tiểu. Thường gặp như u xơ tiền liệt tuyến hoặc tắc hẹp của đường niệu đạo dưới.
Một số biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiết niệu nếu không được chữa trị kịp thời:- Viêm thận bể thận cấp- Áp xe quanh thận- Nhiễm trùng huyết- Suy thận cấp
Do vậy, điều quan trọng nhất là tất cả các bạn có dấu hiệu, triệu chứng của viêm đường tiết niệu, phải nhanh chóng điều trị kịp thời!
Làm sao để phòng ngừa và điều trị viêm đường tiết niệu?
Những trường hợp viêm bàng quang nhẹ nhàng có thể tự lành mà không cần điều trị nào, tuy nhiên vì chúng có khả năng gây nên những biến chứng nặng nề nên tất cả các trường hợp viêm đường tiết niệu dù nặng hay nhẹ đều được khuyến cáo điều trị kỹ càng. Thuốc điều trị thường dùng là các kháng sinh, nhiều tác dụng phụ, dễ tái phát, nhờn thuốc, đặc biệt còn có thể gây ra viêm cầu thận cấp và tổn thương chức năng một số tạng phủ như tạng thận...
Theo quan niệm của Đông Y viêm đường tiết niệu chủ yếu do thấp nhiệt uất ở hạ tiêu, đường tiết niệu gây nên. Vì vậy, để chữa trị tận gốc thì cần phải thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu, thông lâm làm chính.

Sử dụng tủ lạnh hiệu quả nhất


KS Nguyễn Văn Truyền, Trung tâm điện lạnh Bách Khoa tư vấn: Tủ lạnh là một trong những thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng của các hộ gia đình. Để sử dụng tiết kiệm điện, người dân có thể sử dụng một số cách đơn giản như sau: Điều chỉnh nhiệt độ các mùa phù hợp.

tủ lạnh âm sâu

Sử dụng tủ lạnh một cách hiệu quả
Ví dụ, mùa hè sẽ cần nhiệt độ lạnh cao hơn mùa đông. Khi tủ lạnh bảo quản ít thực phẩm thì máy vẫn tiêu tốn năng lượng trên, để tiết kiệm điện hãy cho các hộp chứa đầy nước đã được làm lạnh và đặt vào tủ lạnh. Điều này sẽ lấp đầy không gian trống và giảm diện tích được bảo quản lạnh.
Khi muốn rã đông thực phẩm nên đặt chúng xuống ngăn mát qua đêm trước khi sử dụng nhằm làm mát tủ lạnh đồng thời giảm điện năng tiêu thụ. Hãy chờ thực phẩm nguội mới đưa vào tủ lạnh. Kiểm tra miếng đệm cửa để đảm bảo không bị hỏng hoặc không dính các thức ăn vào đó dẫn đến hở.
Không đặt tủ lạnh gần bếp, máy rửa chén bát, lỗ thông hơi nóng hoặc tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Tủ lạnh cần được kê cách tường ít nhất 10cm...

Mức độ nguy hiểm khi chụp X-Quang

Theo thống kê của Cục An toàn bức xạ hạt nhân (ATBXHN), hiện nay toàn quốc có tới hơn 4.000 cơ sở có hoạt động liên quan tới bức xạ và hạt nhân, trong đó 2.930 cơ sở X-quang y tế thuộc diện quản lý và cấp phép của Sở Khoa học – Công nghệ theo phân cấp. Hơn 900 cơ sở có các hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử như các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, quặng phóng xạ… Đó là số liệu được đưa ra tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác quản lý Nhà nước về ATBXHN do Cục ATBXHN (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức gần đây.

Các chuyên gia nước ngoài dự Hội nghị tổng kết 10 năm công tác quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân ngày 17/7 - Ảnh MK 

Chụp X-quang để chẩn đoán hình ảnh là hoạt động không thể thiếu trong điều trị của ngành y tế. Do đó, y tế là ngành có nhiều hoạt động liên quan tới bức xạ hạt nhân nhất. Nhiều cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM) có 13 đơn vị y học tiến hành công việc bức xạ, sử dụng tới gần 40 thiết bị X-quang chẩn đoán các loại, 2 máy gia tốc xạ trị cùng nhiều thiết bị khác. Các bệnh viện cấp tỉnh/thành phố, quận/huyện đều có một vài thiết bị bức xạ. 

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều đại biểu dự hội nghị, đội ngũ nhân viên kỹ thuật sử dụng thiết bị chiếu chụp X-quang còn hạn chế. Đa số nhân viên chiếu chụp X-quang chỉ mới tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng, không được đào tạo chuyên sâu về X-quang trong khi thường xuyên tiếp xúc với bức xạ độc hại nhưng nhiều người chưa ý thức rõ về an toàn bức xạ. 

Theo quy định, nhân viên thực hiện các công việc liên quan đến bức xạ phải được đào tạo và cấp chứng chỉ. Hiện cả nước có 7 đơn vị tham gia đào tạo cấp giấy chứng nhận về an toàn bức xạ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một chương trình đào tạo thống nhất về an toàn bức xạ.

Chụp X-quang chẩn đoán bệnh 
Tại các cơ sở y tế có sử dụng công nghệ liên quan tới bức xạ và hạt nhân, do điều kiện cơ sở vật chất nên đa số đều không đạt điều kiện về diện tích phòng đặt thiết bị. Theo đại diện Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, trên địa bàn thành phố có 605 cơ sở bức xạ sử dụng 1.118 thiết bị X-quang các loại. Trong số đó, chỉ có 20% cơ sở đạt điều kiện về diện tích phòng đặt thiết bị. 

Mặc dù vậy, song so với cả nước, TP.HCM vẫn là một trong những địa phương có số nguồn bức xạ nhiều nhất, kể cả số lượng cơ sở có nguồn phóng xạ; TP.HCM cũng là nơi trung chuyển các nguồn bức xạ đi một số tỉnh khác. 

Tuy nhiên, theo báo cáo tính đến nay chưa có sự cố bức xạ nào xảy ra trên địa bàn như mất nguồn phóng xạ, chiếu xạ quá liều... gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng, an toàn và an ninh xã hội. Đối với các phòng chiếu chụp X-quang, Luật Năng lượng Nguyên tử quy định rất khắt khe. Tuy nhiên, thực tế tại nhiều cơ sở, tình trạng vi phạm vẫn diễn ra khá phổ biến. 

Theo ông Lê Lê Văn – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa: “Khu vực ngoài phòng chiếu chụp X-quang ở nhiều nơi, đặc biệt là cửa ra vào và cửa sổ phòng chụp có mức độ cao gấp 10-20 lần mức độ cho phép”. Dư luận đã nhiều lần đặt câu hỏi về mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân, người vận hành thiết bị khi tiến hành chụp X-quang. 

Theo báo cáo của Cục ATBXHN thì trung bình hàng năm, toàn quốc đã tiến hành thanh tra hơn 1.000 cơ sở bức xạ. Kết quả này cho thấy công tác thực thi pháp luật đã được tăng cường, giúp cho các chủ cơ sở nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm an toàn cho con người, môi trường cũng như ngăn ngừa sự cố bức xạ và hạt nhân xảy ra. 

Trong khuôn khổ hội nghị tổng kết 10 năm công tác quản lý Nhà nước về ATBXHN, chưa có một con số thống kê cụ thể có bao nhiêu người bị ảnh hưởng bởi bức xạ khi tiếp xúc với thiết bị y tế. Nhiều tham luận, báo cáo được đưa ra xung quanh việc quản lý an toàn bức xạ trong ngành y tế nhưng đa số là “báo cáo thành tích”. 

Đậu phộng có tác dụng với nữ giới

Các nhà nghiên cứu Mỹ nói rằng những bé gái thường xuyên ăn bơ hoặc hạt đậu phộng ít có nguy cơ mắc bệnh vú lành tính vào lúc 30 tuổi, theo hãng tin UPI.

Máy X-Quang thường quy
Bơ và hạt đậu phộng - Ảnh: Shutterstock
Tiến sĩ Graham Colditz tại Trung tâm Ung thư Siteman thuộc Bệnh viện Barnes-Jewish và Trường Y Đại học Washington ở St. Louis và các cộng sự tại Trường Y Harvard ở Boston, cho biết bệnh vú lành tính, dù không phải ung thư, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú sau này trong đời.
Cuộc nghiên cứu cho thấy các trẻ em gái tuổi từ 9-15 thường xuyên ăn bơ hoặc hạt đậu phộng ít có nguy cơ mắc bệnh vú lành tính khi đến tuổi 30.
“Các phát hiện này cho thấy bơ đậu phộng có thể giúp giảm rủi ro ung thư vú ở phụ nữ”, tiến sĩ Colditz nói.
Các phát hiện này dựa trên cơ sở tiền sử sức khỏe của hơn 9.000 trẻ em gái trong một cuộc nghiên cứu quy mô quốc gia từ năm 1996-2001.
Sau đó, trong khoảng thời gian từ năm 2005-2010, khi các đối tượng nghiên cứu đạt độ tuổi 18-30, các nhà nghiên cứu ghi nhận liệu họ có được chẩn đoán mắc bệnh vú lành tính được xác nhận bằng kiểm tra sinh thiết vú hay không.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy những người ăn bơ hoặc hạt đậu phộng 2 lần mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh vú lành tính thấp hơn 39% so với những người không ăn loại thực phẩm này.
Các phát hiện cho thấy đậu, đậu lăng, đậu nành và bắp cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh vú lành tính, nhưng việc tiêu thụ những loại thực phẩm này ở các bé gái trên thấp hơn nhiều và vì thế những bằng chứng thu thập được cũng kém chắc chắn hơn.
Nguồn: 
http://meditop.com.vn/may-x-quang-thuong-qui-300ma

Chăm sóc trẻ khi bị viêm phế quản


Những trẻ bị viêm thanh khí phế quản cấp thường khởi đầu bằng những triệu chứng của cảm như ho, sổ mũi, sốt nhẹ, sau đó 1 – 3 ngày bắt đầu có triệu chứng khàn giọng, khó thở, thở rít, nhất là vào lúc thời tiết trở lạnh như giữa đêm. Lứa tuổi thường mắc phải bệnh này là dưới 5 tuổi, do đường thở hẹp nên khi viêm nhiễm gây phù nề làm cho đường dẫn khí càng trở nên chít hẹp hơn, gây nên triệu chứng khó thở.
Nhận diện viêm thanh khí phế quản cấp:
Có thể nhận biết trẻ có bị viêm thanh khí phế quản cấp hay không bằng cách dựa vào các triệu chứng điển hình của bệnh như:
- Tiếng thở rít thì hít vào: bạn quan sát trẻ thở sẽ thấy mỗi lần hít vào trẻ phát ra âm thanh như tiếng rít, nghe thô ráp.
- Ho khan
- Khàn tiếng
- Khó thở, mức độ khó thở nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào độ nặng của bệnh.
Nhận diện các dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay:
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay khi có một trong các dấu hiệu sau đây:
- Thở nhanh, có thể xác định bằng cách đếm nhịp thở của trẻ thấy ≥ 50 nhịp/ phút
- Khó ngủ, bứt rứt và đổ mồ hôi
- Màu môi trở nên tái nhợt
- Phần mô cơ ở 2 bên cổ hay ở giữa các xương sườn lõm xuống mỗi khi trẻ cố gắng hít thở
Một điều cần lưu ý là các triệu chứng của viêm thanh khí phế quản cấp có thể trùng lắp với một số bệnh cảnh khác như dị vật đường thở, viêm nắp thanh môn, vì vậy cũng nên đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy có các biểu hiện: sốt cao, thở mệt, khò khè nhất là khi thở ra, khó nuốt hoặc đột ngột ho sặc sụa
Chăm sóc trẻ bị viêm thanh khí phế quản cấp tại nhà:
Không phải tất cả trẻ bị viêm thanh khí phế quản cấp đều phải nhập viện điều trị. Nếu trẻ không có các dấu hiệu nguy hiểm đã nêu và tiếng thở rít chỉ xuất hiện khi khóc thì trẻ vẫn có thể điều trị ngoại trú tại nhà và tái khám theo lịch hẹn. Khi đó, cần lưu ý chăm sóc trẻ tại nhà theo hướng dẫn sau:
- Thường xuyên cho trẻ uống nước
- Nếu trẻ sốt cao hoặc đau họng, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt và giảm ho
Tăng độ ẩm trong không khí có thể sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể đặt trẻ trong bồn tắm nước ấm hoặc dùng vòi hoa sen, và dĩ nhiên là bạn phải luôn luôn để mắt đến trẻ

Các bước tiến hành mổ u não


 Các bước tiến hành khi mổ u não :

+ Đánh giá trước mổ: tính chất, vị trí, kích thước khối u não trên phim MRI hặc CLVT và dự kiến liều điều trị bằng tia Gamma.
+ Gây tê tại chỗ ( 4 điểm) lắp khung định vị vào đầu người bệnh để xác định tọa độ tổn thương.

dao  mổ điện cao tần
Bệnh nhân u não đang được định vị truớc khi chụp MRI .

+ Chụp CHT ( MRI) sọ não cùng với khung định vị ( có phần mềm riêng chụp cho dao mổ điện Gamma).


dao mổ điện cao tần 2
Bệnh nhân được chụp u não với khung định vị bằng máy chụp cộng hưởng từ (MRI)

+ Truyền các hình ảnh MRI ( đã được kết nối sẵn) sang phòng lập trình điều trị để lập kế hoạch điều trị dựa vào các hình ảnh của MRI và các thông số tọa độ của tổn thương.
dao mổ điện cao tần 4



+ Xạ phẫu bằng dao mổ điện Gamma quay: khung định vị được điều chỉnh theo các thông số của kế hoạch điều trị để hội tụ các chùm tia Gamma vào đúng vùng tổn thương cần phá hủy. Bệnh nhân sau mổ bằng Gamma Knife có thể ra về trong ngày, không cần phải hồi sức như mổ mở.
dao mổ điện cao tần 3

“Là một kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay, hệ thống xạ phẫu não dao mổ Gamma  Quay tại trung tâm CAN115 đã đem đến các hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh lý U Não. Trong hai năm kể từ tháng 6/2011, không thua kém các bệnh viện lớn như Chợ Rẫy và Ung Bướu, Gamma Knife Quay tại CAN115 đã điều trị hơn 300 ca bệnh với 8 loại mặt bệnh khác nhau. Đây được xem là một nổ lực thành công của CAN115 với sự giúp đỡ nhiệt tình của bệnh viện Bạch Mai.”

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Lở loét vì ngồi ghế sofa

Ngày mua chiếc ghế sofa mới bằng da, ông William Harrington (56 tuổi) rất vui mừng mà không hề biết nó nằm trong lô hàng nội thất của hãng Argos có độc tố cao.
Trong vòng 2 năm, ông Harrington bị phát ban khắp cơ thể, chân tay lở loét nhưng không biết rõ nguyên nhân. Ông nói với bác sĩ riêng: “Toàn thân tôi như bị lửa đốt”.
Cuối cùng, người cha 5 con được giới thiệu đến khám ở một chuyên gia và được chẩn đoán dị ứng do tiếp xúc với chất độc nguy hiểm. Người quản lý bảo trì tài sản sau đó đã phát hiện ra chiếc ghế sofa ông thường ngồi thuộc lô ghế độc hại mà Argos đã thu hồi trước đó.
Năm 2010,  hãng Argos đã thu hồi tất cả đồ nội thất và cùng 12 công ty khác góp số tiền 20 triệu bảng Anh đền bù cho các khách hàng bị bỏng do dùng hàng của công ty.
ghế nha khoa
Ông William Harrington lở loét do ngồi ghế sofa chứa chất độc hại
Ngay lập tức, những chiếc ghế da đen đã bị thu hồi từ các cửa hàng sau khi có đơn khiếu nại của khách hàng về tình trạng dị ứng sau khi dùng. Tuy nhiên, người rao bán trên trang eBay không hề cảnh báo cho ông điều đó.
Ông Harrington nói: “Mỗi lần tôi ngồi là cái ghế đầu độc cơ thể. Chiếc ghế da khiến chân tôi có cảm giác nóng rát như kim châm, tôi không thể ngừng gãi, như ai đang đốt da mình. Hai năm trở lại đây cuộc sống của tôi rất khủng khiếp, không thể kể hết những gì mà cái ghế này gây ra".
Ông Harrington cho biết chứng bệnh khiến ông gần như trầm cảm, ảnh hưởng đến công việc kinh doanh, sinh hoạt của cá nhân và gia đình.
Tuy nhiên, may mắn là ngoài ông Harrington, không ai trong gia đình bị dị ứng tương tự. Sau khi được giới thiệu loại kem bôi do bác sĩ da liễu tư vấn và ngừng ngồi ghế, chứng dị ứng của ông khỏi hẳn.
ghế nha khoa2
Vết lở loét trên chân
Được biết, lô ghế nào trước đó đã được tẩm một loại hóa chất tên Di-methyl Fumarate nhằm chống nấm mốc trong quá trình bảo quản. Hóa chất này được cảnh báo rất độc hại, người tiếp xúc với nó được khuyến cáo nên mặc quần áo bảo hộ và đẹp kính.