Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Ăn thịt chính mình

Một bữa ăn, khiếp cả đời
Vụ ngộ độc thực phẩm nêu trên xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên Wondo Vina (huyện Chợ Gạo) sau bữa cơm trưa của công nhân (CN) với khẩu phần ăn gồm canh bắp cải thảo, thịt viên nhồi trứng cút, cá nục chiên và bầu xào. Suất ăn này do Công ty TNHH TM Hoa Lan (TP HCM) cung cấp. CN ngộ độc đưa vào cấp cứu dồn dập đến nỗi Bệnh viện Đa khoa Chợ Gạo như một bệnh viện dã chiến, không còn chỗ chứa, bệnh nhân nằm tràn qua các khoa khác, thậm chí tận dụng ngay cả nhà ăn; chưa kể, bệnh viện phải cử nhân viên y tế đến hiện trường cấp thuốc cho hàng trăm trường hợp khác bị ngộ độc nhẹ. Ngay sau đó, Bộ Y tế phải cử đoàn công tác đến địa phương này tổ chức khắc phục hậu quả. Kết luận ban đầu của ngành y tế cho thấy nguyên nhân dẫn đến ngộ độc là do thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn nhóm Gram âm.
tủ lạnh âm sâu
Công nhân ngộ độc thực phẩm cấp cứu tại Bệnh viện quận 12, TP HCM
Đây chưa phải vụ ngộ độc lớn duy nhất. Thời gian gần đây, những vụ ngộ độc như vậy xảy ra dồn dập trên khắp cả nước. Cuối tháng 9, tại tỉnh Đồng Nai, một nhóm người sau khi ăn bánh chưng mua ở chợ thì bị đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, nôn ói. Còn tại tỉnh Hà Giang, sau bữa cơm, có gần 50 học sinh, giáo viên của 2 trường tiểu học phải cấp cứu. Trong khi đó, tại tỉnh Hưng Yên, các bác sĩ phải chạy đua với thời gian để cứu chữa cho hàng chục sản phụ là CN bị ngộ độc. Cách đó chưa lâu, gần 200 người ở Bến Tre cũng trải qua một phen khiếp vía sau khi ăn bánh mì nhiễm các loại khuẩn độc E.Coli, coliform…
Theo TS Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, trong 9 tháng của năm 2013, cả nước đã có 108 vụ ngộ độc thực phẩm làm hơn 2.800 người mắc, trong đó có 18 ca tử vong. Trong 40 vụ ngộ độc thực phẩm được thống kê trong quý III này thì nguyên nhân do vi sinh vật là 23 vụ, do độc tố tự nhiên 4 vụ, do hóa chất 2 vụ và 11 vụ chưa xác định được nguyên nhân. Các vụ ngộ độc xảy ra khắp nơi, từ gia đình riêng đến tập thể.

“Ăn thịt chính mình”…
Các chuyên gia cho rằng ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng rất đáng quan ngại, nhất là ngộ độc tập thể tại các KCN-KCX. Theo Cục An toàn thực phẩm, tình hình ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trong các KCN-KCX vẫn diễn biến phức tạp. Năm 2012, trong 3.600 người cả nước bị ngộ độc thực phẩm thì 68% xảy ra từ bếp ăn tập thể. Riêng tại TP HCM, trong năm 2012, số người bị ngộ độc tại các bếp ăn ở KCN- KCX tăng 11,5% so với năm trước đó.
Theo các chuyên gia, tác nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm tập thể là do giá trị bữa ăn quá thấp. Khảo sát của ngành y tế cho thấy bữa ăn của CN tại một số KCN-KCX chỉ từ 7.000-12.000 đồng/suất. Các bữa ăn thiếu chất kéo dài không chỉ khiến hàng triệu lao động bị bào mòn sức lực thể chất, trí tuệ mà hệ lụy lâu dài là làm cho giống nòi bị ảnh hưởng. Theo PGS-TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, bữa ăn của CN tại một số KCN-KCX đa phần mất cân đối. Việc cung cấp thiếu năng lượng dẫn đến người lao động rơi vào tình trạng “như ăn thịt chính mình”. BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, cảnh báo thêm có gần 30% CN tại KCN-KCX TP HCM bị suy dinh dưỡng. Tình trạng này là rất đáng báo động. Nguy hiểm hơn, đối với CN nữ mang thai, nếu suy dinh dưỡng sẽ dễ sinh non, thai nhi yếu, dị tật.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lương thực, thực phẩm nuôi con người nhưng cũng chính là nguyên nhân đã gây ra khoảng 50% các trường hợp tử vong trên toàn thế giới hiện nay. Hiện có tới 400 bệnh lây qua thực phẩm không an toàn, chủ yếu là dịch tả, tiêu chảy, thương hàn, cúm. Ngộ độc cấp tính còn xử lý được, lo ngại nhất là tình trạng ngộ độc mạn tính, độc chất gây hại tích lũy trong cơ thể lâu dài khi bộc phát là rất nguy hiểm. Bộ Y tế thừa nhận việc loại bỏ ngộ độc thực phẩm vẫn là một điều nan giải, ngay cả đối với những quốc gia tiên tiến.
Để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng và bệnh tật, đặc biệt trong CN, nhiều chuyên gia y tế cho rằng nên quy định tỉ lệ giá trị dinh dưỡng trong mỗi suất ăn, buộc chủ sử dụng lao động phải cung cấp suất ăn đúng khẩu phần. Ngoài ra, phải siết chặt việc quản lý. “Rút giấy phép kinh doanh và đưa lên phương tiện thông tin đại chúng tất cả những nhà cung cấp suất ăn, thực phẩm không đạt yêu cầu để người dân tẩy chay. Đây là giải pháp mạnh, còn nếu phạt tiền như hiện nay thì có lẽ không có tính chất răn đe” - một lãnh Bộ Y tế nhấn mạnh.
Lương thực, thực phẩm là nguồn dinh dưỡng nuôi sống con người nhưng chính nó đã gây ra khoảng 50% các trường hợp tử vong trên toàn thế giới vì có hơn 400 loại bệnh lây qua đường thực phẩm không an toàn.
Nguồn: 
http://meditop.com.vn/tu-lanh-am-sau-haier

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Vắc - xin lên được bảo quản thế nào?

 Vắc-xin - chế phẩm sinh học - từ khâu sản xuất, lưu trữ, vận chuyển cho đến khi sử dụng phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ tốt nhất, thích hợp đối với từng loại vắc-xin. Nếu việc bảo quản và vận chuyển vắc-xin không đúng thì hiệu quả bảo vệ phòng bệnh sẽ bị giảm, thậm chí gây tai biến. Vì vậy, việc bảo quản, vận chuyển vắc-xin phải tuân theo đúng các quy định đã ban hành của Bộ Y tế và Dự án Tiêm chủng mở rộng (TCMR).
Bảo quản vắc-xin TCMR
Tủ lanh vắc - xin
Bảo quản vắc-xin trong phích lạnh
Việc bảo quản vắc-xin trong TCMR được thực hiện theo “Quy định về sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị” của Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 23/QĐ-BYT ngày 7/7/2008 và hướng dẫn của Dự án TCMR.
Các loại vắc-xin cần được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp và phù hợp với từng tuyến trong kho cũng như khi vận chuyển. Trong quá trình bảo quản và vận chuyển, vắc-xin cần được theo dõi nhiệt độ để đảm bảo chất lượng của vắc-xin.  
Tất cả các loại vắc-xin đều không thể bị hỏng ngay khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thấp vì vắc-xin đều có tính bền vững nhất định. Mỗi loại vắc-xin đều có một khoảng nhiệt độ bảo quản thích hợp. Nếu nhiệt độ bảo quản vắc-xin nằm ngoài khoảng nhiệt độ bảo quản thì cần phải điều chỉnh lại nhiệt độ hoặc chuyển vắc-xin tới bảo quản ở nơi có nhiệt độ bảo quản thích hợp.
Thời gian bảo quản vắc-xin
Để đảm bảo luôn sẵn có vắc-xin cho các đối tượng tiêm chủng trong chương trình TCMR, đồng thời đảm bảo không bảo quản quá nhiều vắc-xin, thời gian bảo quản các vắc-xin trong TCMR tại các tuyến phải thực hiện đúng “Quy định về sử dụng vắc-xin và sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị”. Tại kho vắc-xin tuyến Quốc gia, thời gian bảo quản vắc-xin là 6 - 9 tháng; kho tuyến khu vực là 3 - 6 tháng; kho tuyến tỉnh tối đa 3 tháng; kho tuyến huyện là 1 - 3 tháng; tại các cơ sở y tế nơi tổ chức tiêm chủng là 1 tháng.
Vận chuyển vắc-xin
Vắc-xin từ khi sản xuất tới khi được sử dụng cho đối tượng tiêm chủng được vận chuyển qua rất nhiều nơi. Để đảm bảo chất lượng, vắc-xin cần được bảo quản ở nhiệt độ +2oC đến + 8oC trong quá trình vận chuyển.
Nếu vận chuyển từ cơ sở sản xuất hoặc từ kho vắc-xin Quốc gia, vắc-xin được vận chuyển bằng đường hàng không trong các thùng lạnh, việc vận chuyển bằng đường hàng không quốc tế các vắc-xin nhập ngoại có dụng cụ theo dõi nhiệt độ được đặt trong các thùng lạnh. Nếu vận chuyển bằng đường bộ, vắc-xin được vận chuyển trong xe tải lạnh chuyên dụng có các thiết bị theo dõi nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển.
Nếu vận chuyển vắc-xin từ kho khu vực tới kho của tỉnh, vắc-xin được vận chuyển trong xe tải lạnh chuyên dụng hoặc vắc-xin được bảo quản trong hòm lạnh và vận chuyển bằng ôtô.
Vắc-xin vận chuyển từ kho của tỉnh xuống huyện; từ kho của huyện tới cơ sở y tế hoặc từ trạm y tế xã tới điểm tiêm chủng ngoài trạm được bảo quản trong hòm lạnh hoặc phích vắc-xin. Trong các thiết bị vận chuyển vắc-xin luôn có thiết bị để theo dõi nhiệt độ của vắc-xin trong quá trình vận chuyển.
 Các thiết bị lạnh bảo quản và theo dõi nhiệt độ vắc-xin trong TCMR
Buồng lạnh âm và buồng lạnh dương có dung tích bảo quản lạnh lớn (20 - 40m3) được sử dụng bảo quản vắc-xin ở tuyến quốc gia và khu vực nơi dự trữ và cung cấp vắc-xin cho các tỉnh.
Tủ lạnh chuyên dụng TCW3000 hiện đang được sử dụng ở tất cả các tỉnh và huyện với dung tích lạnh để bảo quản vắc-xin là 126,5 lít, đủ để bảo quản vắc-xin trong tiêm chủng thường xuyên đối với hầu hết các huyện. Tại các xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa được trang bị tủ lạnh RCW 50EG có dung tích lạnh 24 lít đảm bảo đủ dung tích lạnh cho các xã bảo quản vaccin sử dụng trong tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng chiến dịch trong địa bàn.
Hòm lạnh và phích vắc-xin được sử dụng để bảo quản hoặc vận chuyển vắc-xin tuyến tỉnh, huyện và xã trong tiêm chủng thường xuyên và trong chiến dịch tiêm chủng.
 Thiết bị theo dõi nhiệt độ bảo quản và vận chuyển vắc-xin
Các thiết bị theo dõi nhiệt độ được đặt trong các thiết bị lạnh để theo dõi nhiệt độ trong quá trình bảo quản và vận chuyển vắc-xin bao gồm nhiệt kế, thiết bị ghi nhiệt độ tự động, chỉ thị đông băng, chỉ thị nhiệt độ lọ vắc-xin... Tùy theo loại thiết bị theo dõi nhiệt độ mà được sử dụng thích hợp với thiết bị lạnh hoặc loại hình vận chuyển tương ứng.
Chỉ thị nhiệt độ là nhãn được dán lên lọ vắc-xin có thể thay đổi màu khi lọ vắc-xin tiếp xúc với nhiệt độ cao quá thời gian cho phép trong quá trình bảo quản và vận chuyển. Trong TCMR, vắc-xin 5 trong 1 có gắn VVM trên lọ vắc-xin. VVM là 1 hình vuông nằm bên trong hình tròn. Khi lọ vắc-xin tiếp xúc với nhiệt độ cao, hình vuông sẽ chuyển màu sẫm. Sự thay đổi màu của VVM giúp cho cán bộ y tế biết lọ vắc-xin nào có thể sử dụng tốt và lọ vắc-xin nào cần ưu tiên sử dụng trước hoặc lọ nào không nên sử dụng. 
Kiểm tra nhiệt độ bảo quảnvắc-xin
Các cán bộ TCMR được đào tạo để có thể thực hiện tốt việc đảm bảo vắc-xin luôn được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp. Vắc-xin luôn có được chất lượng tốt nhất cho các đối tượng sử dụng.
Tất cả các thiết bị bảo quản vắc-xin TCMR hàng ngày đều được kiểm tra nhiệt độ lần đầu vào buổi sáng và lần 2 vào buổi chiều trước khi về. Việc kiểm tra nhiệt độ sáng và chiều được thực hiện liên tục cả ngày làm việc cũng như ngày nghỉ. Nếu nhiệt độ trong khoảng +2oC đến +8oC thì không cần điều chỉnh nhiệt độ.
Nếu nhiệt độ quá thấp (dưới +2oC), cần điều chỉnh nhiệt độ để tủ lạnh ấm hơn. Làm thử nghiệm lắc để kiểm tra những vắc-xin nhạy cảm với đông băng (DPT, DT, Td, uốn ván, VGB, và DPT-VGB-Hib) xem có bị hỏng bởi đông băng không nếu chỉ thị đông băng báo vắc-xin có thể bị hỏng bởi đông băng. Thực hiện “nghiệm pháp lắc” có thể cho biết vắc-xin đã tiếp xúc với nhiệt độ đông băng có thể bị hỏng do đông băng (DPT, DT, Td, UV hoặc viêm gan B) có phải hủy bỏ hay không. Sau khi đông băng, vắc-xin sẽ xuất hiện hiện tượng chất lỏng vẩn đục, tuy nhiên, chúng có xu hướng lắng cặn ở dưới đáy lọ sau khi lắc. Quá trình lắng cặn thường nhanh hơn ở những lọ đã bị đông băng so với lọ không đông băng của cùng nhà sản xuất. 
Nếu nhiệt độ quá cao (trên +8oC), cần điều chỉnh nhiệt độ cho tủ lạnh hơn. Nếu nhiệt độ không duy trì ở +2oC đến +8oC thì bảo quản vắc-xin ở nơi khác cho đến khi tủ lạnh được sửa chữa.

Bảo quản thực phẩm an toàn trong tủ lạnh

Sử dụng tủ lạnh đúng cách không chỉ giúp bảo quản tốt đồ ăn thức uống mà còn làm tăng tuổi thọ của máy và tiết kiệm được điện năng tiêu thụ. Sau đây là các lưu ý khi sử dụng tủ lạnh:
Tủ lạnh âm sâu 1

Bảo quản thực phẩm an toàn trong tủ lạnh:

Căn cứ vào các chỉ dẫn ghi bên ngoài Tủ Lạnh ta nên để thực phẩm vào đúng vị trí của nó, để thực phẩm ở nhiệt độ cần thiết.

Ký hiệu chỉ độ lạnh:
* = -60C
**= -120C
***=-180C 

Nên làm sạch các loại đồ ăn thức uống trước khi cho vào tủ.
Các loại thịt cá và thức ăn chín cần bảo quản lâu ngày phải để vào ngăn kết đông(đông lạnh) nơi có nhiệt độ thấp hơn (-60C...-120C-180C).
Phần lớn các loại rau quả cà chua ...rau khoai ..chanh,chuối ..đu đủ cằn bảo quản dưỡi 6-100C. Phải bảo quản trong túi Ny lông chống bay hơi bề mặt ,bị khô héo ,làm giảm mùi vị cũng như chất lượng của nó.
Ngăn dưới của tủ lạnh thường dùng để bảo quản cả loại rau hoa quả và thức ăn chín trong thời gian ngắn hơn. Nhiệt độ ở trong các ngăn này chỉ cho phép bảo quản thức ăn từ 1-2 ngày đặc biệt là thịt cá cùng nhữg thực phẩm chế biến từ thịt cá. Vì ở nhiệt độ >00C các thức ăn dễ bị phân hủy hoặc lên men.
Các loại thực phẩm có mùi đặc trưng như pho mát... bơ... sữa... thịt, cá... cần được sử dụng trong túi ny lông hoặc hộp có nắp đậy kín rồi mới cho vào tủ.
Các loại thức ăn mặn, canh, thịt kho cần phải sử dụng trong các hộp có nắp đậy kín mới cho vào tủ lạnh. Vì với các loại thức ăn này nếu không có nắp đậy .khi mất điện tuyết trong tủ sẽ rơi vào đồng thời nhiệt độ sẽ tăng dần lên kín thức ăn sẽ bị thiu. Với thức ăn mặn hơi mặn sẽ bay lên gây hiên tượng ăn mòn tủ lạnh.


Làm đá trong Tủ lạnh:

Quá trình kết đông sẽ xẩy ra chủ yếu bằng dẫn lạnh qua đường đáy, khay sau đó lan toả đến bề mặt xung quanh khay và kéo theo làm khuôn phần giữa nước khay sẽ đông sau cùng
Chiều cao nước trong khay đá <10cm. Dùng nước sôi để nguội. Nếu thời tiết nóng nên làm mát bình máy bằng giàn ngưng (giàn nóng) bằng quạt gió. Mặt dưới khay đá phải bằng phẳng tiếp xúc tốt. Chiều cao khay đá phải xấp xỉ 7-8cm
Để tránh bị lấy đá khó nên lót dưới lớp nhựa (sàn) một miếng nhựa mỏng - đặt khay lên. Khi cho nước vào cần lau khô đáy của khay và sàn


Bảo quản tủ lạnh:

Sau hai tuần ,bạn cần phải cho tủ lạnh nghỉ ngơi đôi chút bằng cách vặn nút điều chỉnh Thermostat về vị trí (ON) hoặc (OFF) thời gian nghỉ có thể là 15-30 phút... sau đó lại đóng mạch cho tủ chạy bình thường.
Sau mỗi tuần chạy liên tục bạn nên làm vệ sinh tủ theo tuần tự: Vặn nút điểu chỉnh Thermostar từ vị trí (ON) hoặc (OFF) để ngắt điện tủ lạnh hoặc rút nguồn ra. Đưa các thực phẩm ,khay ,giá đỡ ra khỏi tủ lạnh. Phá tuyết trên giàn lạnh đối với tủ làm lạnh trực tiếp (mở cửa tủ để tuyết tan). Đặt cạnh tủ một chậu nước ấm sạch ...khăn bông sạch ,một miếng xốp ( bọt biển ) để cọ ướt ,lau khô.
Dùng khăn sạch mềm để cọ rửa dàn lạnh các ngăn mặt trong của tủ lạnh, các tấm cửa cùng các chi tiết bằng chất dẻo khác của tu lanh . Ta cũng có thể sử dụng xà phòng loãng để cọ rửa các chất bẩn xong phải tráng lại bằng nước sạch và lau khô.
Khi cọ rửa tránh tình trạng để nước đọng lại ở đáy tủ, các đệm cửa, vỏ của tủ lạnh sử dụng khăn sạch tẩm nước ấm, sau đó lau khô (không dùng bazo hoặc bất kỳ chất nào khác nước...để cọ rửa). Lau bụi sạch giàn nóng lốc bằng vải mềm, không lau bằng vải quá ẩm... làm nước chảy vào hộp đấu ở lốc gây chập điện. Lau sạch gầm, chân tủ (đảm bảo khô thoáng chống han gỉ và chuột bọ). Sau khi lau sạch trong và ngoài tủ lạnh phải lau khô ở khe rãnh và mở của tủ từ 30-40 phút cho thông thoáng
Giảm tiêu hao điện năng của tủ lạnh: Không mở của tủ nhiều lần... và thời gian mở tủ lâu quá mức cần thiết. Không để thức ăn còn nóng vào trong tủ. Không chứa nhiều thực phẩm quá mức quy định. Không che kín các giá để thực phẩm trong tủ
Bí quyết kéo dài tuổi thọ của tủ lạnh: Tay bạn phải thật sạch (không dính dầu mỡ). Đặt tủ nơi khô ráo, ít bụi và thoáng gió đảm bảo thống thoáng phia sau. Đặt cách tường tối thiểu 10 cm để đảm bảo lưu không làm mát dàn. Không dùng giấy vải, phủ kín dàn ngưng dàn nóng. Các chất lỏng bảo quản trong hộp có nắp đậy kín để chống bay hơi làm tăng nhanh lớp tuyết tan bám trên giàn lạnh. Không để trong tủ các chất axit -bazo gay ăn mòn tủ (đặc biệt các chất chay nổ tủ lạnh làm bằng nhôm dẫn đến mất ga). Khi mở của tủ không để luống gió quạt thốc thẳng vào sẽ làm tủ quá tải, tốn điện.


Xử lý những hư hỏng thường gặp ở tủ lạnh:

Chúng ta thường hay gặp những trường hợp hỏng hóc ở tủ lạnh. Bạn có thể tự sửa những hỏng hóc nhỏ này, không cần phải mang ra cửa hàng sửa chữa hay nhờ thợ.
Đáy tủ có nước: Đây là hiện tượng do thực phẩm tiết ra nhiều nước, ống dẫn nước thải khi xả tuyết bị tắc.
Tủ không lạnh: Hiện tượng này là do chúng ta để thực phẩm quá nhiều, vị trí núm công tắc rơ-le không thích hợp. Bạn có thể điều chỉnh lại lượng lương thực, để núm công tắc về phía độ lạnh cao hơn.
Quạt của tủ làm bằng phương pháp gián tiếp không quay được: Chúng ta có thể kiểm tra xem cánh quạt có bị kẹt không, dây cuốn động cơ quạt có bị đứt không và kiểm tra lại công tắc quạt.
Hệ thống bánh răng của bộ định giờ xả tuyết bị hỏng, tiếp xúc không tốt: Chúng ta kiểm tra lại, nếu không quay thì nên thay mới.
Tiếp điểm của rơ-le xả tuyết không tốt hoặc lắp không chính xác: Chúng ta kiểm tra lại, phải để mặt có nhôm áp sát vào dàn lạnh.

Khi khởi động hay tắt tủ nghe tiếng kêu: Hiện tượng này là do 4 vít bắt dàn lạnh bị lỏng ra. Bạn có thể làm 4 cái lót bằng cao-su, cắt nguồn điện, tháo vít ra rồi đệm miếng cao-su vào, xiết lại như cũ.

may lanh, máy lạnh, may lanh panasonic, máy lạnh panasonic, may lanh daikin, máy lạnh daikin, may lanh toshiba, máy lạnh toshiba, may lanh am tran, máy lạnh âm trần, may lanh ap tran, máy lạnh áp trần, may lanh trung tam, máy lạnh trung tâm, ve sinh may lanh, vệ sinh máy lạnhmay lanh, máy lạnh, may lanh panasonic, máy lạnh panasonic, may lanh daikin, máy lạnh daikin, may lanh toshiba, máy lạnh toshiba, may lanh am tran, máy lạnh âm trần, may lanh ap tran, máy lạnh áp trần, may lanh trung tam, máy lạnh trung tâm, ve sinh may lanh, vệ sinh máy lạnh

Hiểu biết thêm về quá trình siêu âm thai

Siêu âm có thể được tiến hành vào nhiều thời điểm khác nhau trong thai kỳ. Tần suất siêu âm thường phụ thuộc vào sự tư vấn trực tiếp của bác sĩ với người mẹ.
Lần siêu âm đầu tiên

Lần siêu âm đầu tiên thường được tiến hành vào tuần 6-11 của thai kỳ. Giai đoạn này, siêu âm giúp phát hiện vị trí của thai, có thể nhận biết tim thai nhưng vẫn chưa xác định được giới tính.

Siêu âm theo lịch trình

Bác sĩ sẽ xác định tuổi thai và lên kế hoạch hẹn siêu âm dành cho từng thai phụ. Thai phụ có thể được chỉ định siêu âm ở vùng xương chậu, bằng cách gắn một chiếc máy chuyên dụng vòng quanh xương chậu. Thai phụ thường được yêu cầu uống nước trước khi siêu âm vì tử cung sẽ được nhìn thấy rõ hơn nếu bàng quang căng nước. Bác sĩ siêu âm tường thuật lại những gì diễn ra trong bụng mẹ thông qua hình ảnh trên màn hình. Cuối cùng, bạn sẽ có vài bức ảnh của con mang về nhà.
Máy siêu âm đen trắng 1
Siêu âm đo độ mờ gáy

Quá trình này thường được tiến hành vào tuần 10-13 (hoặc 11-13 tuần 6 ngày) để kiểm tra xem bé có mắc Down không. Kết quả sẽ được xem xét kết hợp với xét nghiệm máu của mẹ và tuổi của mẹ trước khi đưa ra chẩn đoán nguy cơ bé bị Down và những bất thường khác. Tỷ lệ có nguy cơ khoảng 1/300. Khi đó, thai phụ được chỉ định làm thêm những xét nghiệm khác là CVS (lấy mẫu nhung màng đệm)là hoặc chọc dò ối (kiểm tra mẫu nước ối).

Siêu âm kiểm tra một số dị tật khác

Lần siêu âm tiếp được tiến hành tuần 19-20 của thai kỳ, xác định thêm một số bất thường ở bé. Siêu âm giúp tính toán chu vi vòng đầu, vòng bụng của bé cũng như kiểm tra nhịp tim, não và các chi. Giới tính của bé cũng được phát hiện trong thời điểm này.

Siêu âm thêm, sau tuần 20

Nếu thai phụ có tiền sử gia đình về dị tật bào thi như dị tật tim; mang song thai (đa thai) thì cần làm thêm siêu âm, theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Siêu âm 3D, 4D

Một phương pháp siêu âm mới, được biết đến với cái tên công nghệ 3D (4D), đem lại hình ảnh về bé sắc nét hơn. Nhờ vậy, hình ảnh do siêu âm 3D (4D) thường rõ ràng đến từng chi tiết.

Máy nội soi

Máy nội soi và máy cắt xương. Nội soi là một kỹ thuật y học hiện đại được ứng dụng trong việc khám bệnh, chuẩn đoán bệnh bằng việc sử dụng các loại dụng cụ chuyên biệt để quan sát trực tiếp bên trong các cơ quan của cơ thể. Với kỹ thuật nội soi, người ta có thể quay phim, chụp hình bên trong các cơ quan, lấy dị vật, sinh thiết và thậm chí là thực hiện hiện phẫu thuật nội soi. Nội soi hiện nay được sử dụng trong hầu hết các chuyên khoa: mũi, họng, tiêu hóa (thực quản, dạ dày, ruột già…) xương khớp, thẩm mỹ…
Thẩm mỹ Hàn Quốc Ltd đã đưa vào sử dụng trang thiết bị phẫu thuật nội soi, máy cắt xương siêu âm chuyên dụng nhằm phục vụ cho mục đích phẫu thuật thẩm mỹ (tại bệnh viện chuyên khoa) an toàn cao nhất và đạt hiệu quả tối ưu.
1. Máy nội soi
Nội soi là thủ thuật tương đối an toàn, hiếm khi có biến chứng khi được thực hiện bởi bác sĩ chuyên về nội soi có kinh nghiệm.
máy nội soi tiết niệu
2. Máy cắt xương siêu âm là thiết bị khi phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt V-line (tạo hình cằm hàm) với các bước sóng khác nhau giúp giảm tối đa chấn thương trên xương, máy cắt xương chuyên dụng của Đức, máy đốt điện, máy cắt xương dự trù, máy theo dõi dấu hiệu sức khỏe của khách hàng trong quá trình phẫu thuật mà đội ngũ bác sĩ dùng trong lúc phẫu thuật tạo hình mặt trái xoan (tạo hình cằm hàm), hạ thấp gò má cao (tạo hình gò má), phẫu thuật chỉnh hình hô móm (tạo hình hàm cằm, nha khoa)
may-noi-soi-cat-xuong-2

Vi khuẩn có chứa trong tủ lạnh

Bạn có biết rằng tủ lạnh không có chức năng diệt khuẩn. Nếu sử dụng không đúng cách thì bạn tạo cơ hội cho các vi khuẩn có hại sinh sống.

 vi-khuan-trong-tu-lanh
Khi thời tiết nóng lên thì đó là thời điểm mà tủ lạnh chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Vì vậy mà tại sao phải thường xuyên vệ sinh tủ lạnh. Các bệnh thường gặp khi bị vi khuẩn xâm hại cơ thể như ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, thương hàn và các bệnh đường ruột. Do dùng thực phẩm để lâu ngày trong tủ lạnh.
Thực phẩm đông lạnh làm chậm sự sinh sôi của vi khuẩn, chứ không có chức năng diệt khuẩn. Như khuẩn listeria (gây các triệu chứng giống bệnh cảm, nặng hơn là bệnh nhiễm trùng máu) có thể phát triển ở nhiệt độ từ -10C đến 40C và thường tồn tại trong các thực phẩm tươi sống như thịt, cá…
Khi thức ăn chứa đầy trong tủ lạnh thì hãy điểu chỉnh nhiết độ thấp xuống. Đối với thịt, cá hãy để trong hộp kín và để trên ngăn đá thời gian khoảng 2-3 ngày. Những loại rau, củ, quả cần phải rửa sạch sẽ trước khi sử dụng nhất là khi ăn sống.
Theo khảo sát đối với những người có sử dụng tủ lạnh, tổng số đối tượng được khảo sát là 300 người, số người bị bệnh ung thư dạ dày là 120 và 180 người không bị bệnh ung thư.
Khi để thực phẩm lâu trong tủ lạnh thường sẽ xuất hiện nấm mốc và ngăn chặn hình thành chất Aflatoxin làm hư hỏng thực phẩm và gây ra ung thư. Khuẩn  E.Coli 0157, salmonella
Vi khuẩn có thể tồn tại ở nhiệt độ thấp. Ở nhiệt độ thấp thì thực phẩm sẽ được bảo quản lâu hơn. Nhưng cũng có một số vi khuẩn không ngừng sinh sôi. Thịt gà sống hay nhiễm vi khuẩn campylobacter nguy hiểm, thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Hay như vi khuẩn listeria (triệu chứng giống bệnh cảm, nặng hơn là bệnh nhiễm trùng máu) có thể phát triển ở nhiệt độ từ -1oC đến 4oC và thường tồn tại trong các thực phẩm như phô mai, thịt, cá…

Lưu ý:

  • Không để đồ ăn sống và chín gần nhau.
  • Nên đóng gói thực phẩm trước khi để tủ lạnh và thường xuyên vệ sinh tủ lạnh. Những thực phẩm không nên để tủ lạnh.
  • Không được để quá lâu. Đồ ăn nóng phải để nguội trước khi cho vào tủ lạnh. Đối với đồ ăn mặn thì nên có màng bọc thực phẩm.
  • Khoảng 1 tuần/lần vệ sinh tủ lạnh. Nếu trong trường hợp tủ lạnh bị dơ, nước chảy hay nước cá, thịt,… đổ trong tủ lạnh. Mẹo đánh bay mùi tủ lạnh.
  • Thực phẩm để lâu ngày, ôi thiu thì nên bỏ ngay, không nên sử dụng nữa. Các loại rau có lá dễ dập như cà chua, bồ ngót,.. nên sử dụng ngay. Còn đối với sữa tươi, sữa chua thì nên đậy nắp kín. Không đổ lại vào bình, chai.
  • Khi tủ lạnh quá dơ, có mùi khó chịu thì phải liên hệ ngay dịch vụ sua tu lanh để kiểm tra, vệ sinh tủ lạnh

Cách phòng cháy dịch đau mắt đỏ

Trao đổi với phóng viên, ThS.BS Phí Duy Tiến, phó giám đốc bệnh viện Mắt TP.HCM cho biết, đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh như nước bọt, ghèn mắt, nước mắt… do dùng chung khăn mặt với người bệnh hoặc tay người nào đó có dính dịch tiết đau mắt đỏ đụng vào mắt người khác; qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi bệnh nhân ho hoặc nhảy mũi; qua những vật dụng nhiễm nguồn bệnh (tay nắm cửa, điện thoại, khăn…); qua nước bị nhiễm khuẩn (ví dụ nước hồ bơi)...
Máy X- Quang thường quy 1
Nên dùng khăn mặt riêng để phòng tránh lây nhiễm đau mắt đỏ. Ảnh: Thanh Hảo
Bởi lây theo đường hô hấp, nên việc một người đau mắt đỏ lây cho cả nhà là rất phổ biến. Do đó, nếu gia đình phải dùng chung một bồn tắm thì nay có người mắc bệnh mỗi người nên tự tắm trực tiếp ở vòi nước với chậu, xô riêng, không dùng bồn tắm chung nữa. Nếu cách ly người bệnh được thì càng tốt. Để tránh lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua tay, qua những vật dụng hàng ngày như khăn rửa mặt, đồ chơi, bát ăn, cốc uống… nên cho người bệnh được ăn riêng, uống ly riêng, ngủ riêng.
Trong gia đình, mọi người nên dùng khăn mặt riêng và giặt bằng xà phòng trực tiếp dưới vòi nước (không dùng lavabo hay chậu), phơi khăn ngoài nắng, giữ vệ sinh môi trường trong lành. Những đồ vật như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại, điều khiển tivi, quạt… là những vật dễ lây truyền bệnh, vì vậy sau khi chạm vào phải rửa tay bằng xà phòng, tránh đưa tay lên dụi mắt, sờ vào mũi, miệng. Đặc biệt, không dùng chung một lọ thuốc nhỏ mắt cho cả nhà. Rửa tay với xà phòng sát khuẩn là một biện pháp phòng bệnh rất hữu hiệu.
Những người đang bị đau mắt đỏ không nên đến chỗ đông người mà ở nhà nghỉ ngơi để tránh lây lan và để có thời gian nhỏ thuốc. Nếu cần tiếp xúc với những người xung quanh, người bệnh nên đeo khẩu trang để hạn chế nước bọt bắn ra khi nói chuyện, khi ho...

Nguồn:  http://meditop.com.vn/may-x-quang-thuong-qui-300ma

Uống một viên vitamin B hằng ngày có thể làm chậm quá trình mất trí nhớ ở người già và phòng bệnh Alzheimer.

Đây là kết quả nghiên cứu của TS. Celeste de Jager, ĐH Oxford đưa ra sau một thời gian tiến hành nghiên cứu về tác dụng của vitamin B.
Các nhà nghiên cứu đã chọn 270 người tuổi từ 70 trở lên và bị suy giảm nhận thức nhẹ. Nửa số bệnh nhân được cho uống vitamin B6, B12 và axit folic liều cao, giúp làm giảm hàm lượng homocysteine trong máu xuống thấp, nửa số còn lại được cho uống thuốc giả dược.
Vào một số thời điểm, các bệnh nhân được cho làm bài kiểm tra bộ nhớ. Họ sẽ học một danh sách gồm 12 từ và đọc thuộc tất cả sau 20 phút.
máy nội soi khí phế quản 1
Uống một viên vitamin B hằng ngày có thể làm chậm quá trình mất trí nhớ
Kết quả, sau năm đầu tiên, 70% những người có mức hocmocysteine cao nhất nếu họ uống vitamin sẽ đưa ra câu trả lời chính xác hơn những người uống giả dược.
Một phát ngôn viên của Hiệp hội Alzheimer cho biết: "Tuy kết quả khả quan vậy, nhưng chúng ta không nên vội vàng uống vitamin tùy tiện, mà hãy uống khi được bác sỹ tư vấn đầy đủ và cho liều cụ thể."

Bệnh nhân có thể bổ sung vitamin trong thuốc hoặc thực phẩm (thịt, ngũ cốc, các loại hạt và chuối). Lượng đề nghị nạp vào hằng ngày 1,4mg đối với nam giới và 1,2mg đối với nữ giới.
Hocmocysteine là một axit amin được sản xuất tự nhiên trong cơ thể. Khi già, hàm lượng của nó sẽ cao và có thể gây sơ vữa động mạch, bệnh Alzheimer.
Nguồn:  http://meditop.com.vn/may-noi-soi-khi-phe-quan

Váng sữa có tốt cho trẻ em hay không?

Con ăn theo… nhu cầu của cha mẹ
Chị Hà Liên, nhân viên kinh doanh (Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: thấy con ăn rất ít cơm, thức ăn, mấy tháng liền không tăng cân chị rất sốt ruột. Vì thế, vài người bạn khuyên chị nên cho bé ăn váng sữa để bổ sung thêm dưỡng chất. Nghe giới thiệu, chị mua cho con loại váng sữa rất đắt xách tay từ Pháp vì cho rằng càng đắt là càng tốt. Thấy con có tăng cân, chị không tiếc tiền đặt mua hàng thùng, mỗi ngày cố ép bé ăn 2-3 hộp. Đến chưa đầy nửa năm, bé có dấu hiệu thừa cân, béo phì. Điều chị không hiểu vì sao con lại tăng cân nhanh nhưng lại chậm chạp hơn hẳn nên đã đưa con đi khám tư vấn dinh dưỡng.
dao mổ điện cao tần 1
Việc lạm dụng váng sữa mỗi ngày sẽ giúp trẻ phát triển không khỏe mạnh, có nguy cơ dẫn đến các bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường…
Theo ThS.BS. Trần Mạnh Hà (Trung tâm bác sĩ Gia đình Hà Nội), trường hợp như chị Liên không phải là hiếm. “Các bà mẹ thường nuôi con theo tâm lý số đông, thấy con người khác ăn cái gì là con mình cũng phải ăn cái đó mà ít để ý đến sự phát triển của con để có kế hoạch nuôi dưỡng cụ thể và phù hợp” - BS Hà chia sẻ. Xuất phát từ tâm lý đó nên khi mua các sản phẩm dinh dưỡng cho con, các bà mẹ không có thói quen đọc bảng dinh dưỡng trên sản phẩm để tìm hiểu về tỉ lệ các thành phần dưỡng chất. Có rất nhiều người chỉ tin vào quảng cáo và kinh nghiệm truyền miệng của những người khác, tưởng rằng, váng sữa giàu vitamin, khoáng chất và canxi… giúp bé phát triển vượt trội.
Tìm hiểu kỹ trước khi chọn sản phẩm dinh dưỡng cho con
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại váng sữa được nhập hoặc xách tay từ Đức, Pháp, Nga… Váng sữa được chia thành nhiều loại tùy theo hàm lượng chất béo. Hầu hết các loại sản phẩm dưới tên gọi “váng sữa” nhập khẩu đang được bán rộng rãi trên thị trường Việt Nam đều không phải là váng sữa nguyên chất đúng nghĩa (milk scum) mà chỉ là những chế phẩm được chế biến từ váng sữa/kem sữa hoặc sữa nguyên kem.
Theo PGS.TS. Phạm Văn Hoan: “Trong khi đó, một số váng sữa nhập khẩu từ Đức, Pháp lại có thành phần chủ đạo là “sữa tươi nguyên chất”, “sữa nguyên kem”, hoặc ghi chung chung là sữa…, với tỷ lệ sữa nguyên kem là 50-60%, thậm chí có loại là 90%, với thành phần như vậy, không thể gọi là váng sữa, mà chỉ là chế phẩm của váng sữa.” (trích “Tìm hiểu về váng sữa” – Báo Sức khỏe & Đời sống ngày 06/09/2013).
dao mổ điện cao tần
Thành phần chủ yếu của váng sữa là các axit béo, với hàm lượng chất béo cao từ 50-60%, thậm chí có loại lên đến 90%. Nếu lạm dụng, về lâu dài, người tiêu dùng sẽ bị mất cân bằng dinh dưỡng
Được chế biến và bổ sung thêm hương liệu, tạo màu, các loại hạt, chất làm đặc, chất ổn định… nên thực tế sản phẩm này không phải là váng sữa mà là “món tráng miệng”. Phụ huynh chỉ nên coi váng sữa là món ăn kèm trong bữa phụ của bé.
Do không có đầy đủ thông tin nên nhiều phụ huynh vẫn chịu khó ép bé ăn váng sữa hàng ngày mặc dù nhiều bé không thích ăn do quá béo. Tại c ThS.BS. Nguyễn Đức Minh nhấn mạnh: “Tuy các bà mẹ biết rõ nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính nhưng vẫn lựa chọn thực phẩm giàu chất béo vì tin rằng các thực phẩm này giúp trẻ tăng cân và tăng chiều cao”.  Hiện nay, thực phẩm giàu chất béo phổ biến mà nhiều mẹ sử dụng cho con là váng sữa.
ThS.BS. Trần Mạnh Hà cảnh báo: “Cần phải căn cứ vào độ tuổi, thể trạng, nhu cầu của con để có chế độ ăn khoa học và lành mạnh. Váng sữa cũng tốt vì nó bổ sung các axit béo cần thiết cho cơ thể bé phát triển, nhưng nếu lạm dụng quá sẽ khiến bé gặp nhiều vấn đề sức khỏe về sau. Trẻ sẽ bị mất cân đối nguồn cung cấp năng lượng, hạn chế sự phát triển cơ… dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ thừa cân béo phì”. Theo kinh nghiệm của mình, BS. Hà chia sẻ, nhiều bé từ 8-10 tuổi đã bị tắc mạch, suy tim… do chế độ ăn quá nhiều chất béo
Nguồn: 
http://meditop.com.vn/dao-mo-dien-cao-tan