Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Váng sữa có tốt cho trẻ em hay không?

Con ăn theo… nhu cầu của cha mẹ
Chị Hà Liên, nhân viên kinh doanh (Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: thấy con ăn rất ít cơm, thức ăn, mấy tháng liền không tăng cân chị rất sốt ruột. Vì thế, vài người bạn khuyên chị nên cho bé ăn váng sữa để bổ sung thêm dưỡng chất. Nghe giới thiệu, chị mua cho con loại váng sữa rất đắt xách tay từ Pháp vì cho rằng càng đắt là càng tốt. Thấy con có tăng cân, chị không tiếc tiền đặt mua hàng thùng, mỗi ngày cố ép bé ăn 2-3 hộp. Đến chưa đầy nửa năm, bé có dấu hiệu thừa cân, béo phì. Điều chị không hiểu vì sao con lại tăng cân nhanh nhưng lại chậm chạp hơn hẳn nên đã đưa con đi khám tư vấn dinh dưỡng.
dao mổ điện cao tần 1
Việc lạm dụng váng sữa mỗi ngày sẽ giúp trẻ phát triển không khỏe mạnh, có nguy cơ dẫn đến các bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường…
Theo ThS.BS. Trần Mạnh Hà (Trung tâm bác sĩ Gia đình Hà Nội), trường hợp như chị Liên không phải là hiếm. “Các bà mẹ thường nuôi con theo tâm lý số đông, thấy con người khác ăn cái gì là con mình cũng phải ăn cái đó mà ít để ý đến sự phát triển của con để có kế hoạch nuôi dưỡng cụ thể và phù hợp” - BS Hà chia sẻ. Xuất phát từ tâm lý đó nên khi mua các sản phẩm dinh dưỡng cho con, các bà mẹ không có thói quen đọc bảng dinh dưỡng trên sản phẩm để tìm hiểu về tỉ lệ các thành phần dưỡng chất. Có rất nhiều người chỉ tin vào quảng cáo và kinh nghiệm truyền miệng của những người khác, tưởng rằng, váng sữa giàu vitamin, khoáng chất và canxi… giúp bé phát triển vượt trội.
Tìm hiểu kỹ trước khi chọn sản phẩm dinh dưỡng cho con
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại váng sữa được nhập hoặc xách tay từ Đức, Pháp, Nga… Váng sữa được chia thành nhiều loại tùy theo hàm lượng chất béo. Hầu hết các loại sản phẩm dưới tên gọi “váng sữa” nhập khẩu đang được bán rộng rãi trên thị trường Việt Nam đều không phải là váng sữa nguyên chất đúng nghĩa (milk scum) mà chỉ là những chế phẩm được chế biến từ váng sữa/kem sữa hoặc sữa nguyên kem.
Theo PGS.TS. Phạm Văn Hoan: “Trong khi đó, một số váng sữa nhập khẩu từ Đức, Pháp lại có thành phần chủ đạo là “sữa tươi nguyên chất”, “sữa nguyên kem”, hoặc ghi chung chung là sữa…, với tỷ lệ sữa nguyên kem là 50-60%, thậm chí có loại là 90%, với thành phần như vậy, không thể gọi là váng sữa, mà chỉ là chế phẩm của váng sữa.” (trích “Tìm hiểu về váng sữa” – Báo Sức khỏe & Đời sống ngày 06/09/2013).
dao mổ điện cao tần
Thành phần chủ yếu của váng sữa là các axit béo, với hàm lượng chất béo cao từ 50-60%, thậm chí có loại lên đến 90%. Nếu lạm dụng, về lâu dài, người tiêu dùng sẽ bị mất cân bằng dinh dưỡng
Được chế biến và bổ sung thêm hương liệu, tạo màu, các loại hạt, chất làm đặc, chất ổn định… nên thực tế sản phẩm này không phải là váng sữa mà là “món tráng miệng”. Phụ huynh chỉ nên coi váng sữa là món ăn kèm trong bữa phụ của bé.
Do không có đầy đủ thông tin nên nhiều phụ huynh vẫn chịu khó ép bé ăn váng sữa hàng ngày mặc dù nhiều bé không thích ăn do quá béo. Tại c ThS.BS. Nguyễn Đức Minh nhấn mạnh: “Tuy các bà mẹ biết rõ nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính nhưng vẫn lựa chọn thực phẩm giàu chất béo vì tin rằng các thực phẩm này giúp trẻ tăng cân và tăng chiều cao”.  Hiện nay, thực phẩm giàu chất béo phổ biến mà nhiều mẹ sử dụng cho con là váng sữa.
ThS.BS. Trần Mạnh Hà cảnh báo: “Cần phải căn cứ vào độ tuổi, thể trạng, nhu cầu của con để có chế độ ăn khoa học và lành mạnh. Váng sữa cũng tốt vì nó bổ sung các axit béo cần thiết cho cơ thể bé phát triển, nhưng nếu lạm dụng quá sẽ khiến bé gặp nhiều vấn đề sức khỏe về sau. Trẻ sẽ bị mất cân đối nguồn cung cấp năng lượng, hạn chế sự phát triển cơ… dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ thừa cân béo phì”. Theo kinh nghiệm của mình, BS. Hà chia sẻ, nhiều bé từ 8-10 tuổi đã bị tắc mạch, suy tim… do chế độ ăn quá nhiều chất béo
Nguồn: 
http://meditop.com.vn/dao-mo-dien-cao-tan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét