Viêm đường tiết niệu là một bệnh viêm nhiễm xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư tại nơi này.
Đường tiểu, hay đường tiết niệu, bao gồm:
- 2 thận (lọc máu, tạo ra nước tiểu để thải chất độc, cặn bã)- 2 đường dẫn niệu/ hay niệu quản (dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang)- Bàng quang (chứa nước tiểu)- Niệu đạo (dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lỗ niệu đạo để thải ra ngoài)
Bình thường nước tiểu vốn vô trùng. Cấu tạo đặc biệt ở vị trí niệu quản gắn vào thành bàng quang có tác dụng như một van chống trào ngược nhằm ngăn ngừa nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên thận. Dòng chảy của nước tiểu cũng là một lực cơ học giúp tống xuất vi khuẩn nếu chúng xâm nhập vào đây.
Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh thường có những triệu chứng rất khó chịu như: tiểu buốt, tiểu giắt (tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ được một ít nước tiểu), nước tiểu đục, đi tiểu ra máu, đau vùng bụng dưới (viêm đường dẫn niệu), đau thắt lưng hoặc đau bên mạn sườn (trong trường hợp nhiễm trùng thận).
Vệ sinh vùng kín không tốt, sử dụng thủ thuật thông tiểu, sử dụng màng ngăn âm đạo, bao cao su có chứa chất diệt tinh trùng, hay do lây nhiễm vi khuẩn từ bạn tình khi quan hệ (đặc biệt là vi khuẩn lậu),… đều là những nguyên nhân gây nên viêm đường tiết niệu. Mầm bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở phần thấp (niệu đạo, bàng quang) và nếu không được điều trị, nó có thể diễn biến nặng lên dẫn tới viêm đường tiết niệu trên (niệu quản, thận) làm suy giảm chức năng thận, rất nguy hiểm.
Hiện nay tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm đường tiết niệu cao hơn nam giới vì cấu tạo sinh học bộ phận sinh dục nữ khác nam. Người ta có thể nói rằng không có người phụ nữ nào không bị viêm đường tiết niệu trong cuộc đời của mình.
Bộ phận sinh dục nữ có niệu đạo rất ngắn, bên cạnh đó nó còn rất gần với vùng tầng sinh môn (là hậu môn), vì thế dễ gây nên những nhiễm khuẩn ngược dòng. Còn ở nam giới thì ngược lại, tình trạng viêm đường tiết niệu thường là hậu quả của một tình trạng bệnh lý đường tiết niệu dưới, gây tắc túi tuyến trệ và giảm khả năng đào thải nước tiểu. Thường gặp như u xơ tiền liệt tuyến hoặc tắc hẹp của đường niệu đạo dưới.
Một số biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiết niệu nếu không được chữa trị kịp thời:- Viêm thận bể thận cấp- Áp xe quanh thận- Nhiễm trùng huyết- Suy thận cấp
Do vậy, điều quan trọng nhất là tất cả các bạn có dấu hiệu, triệu chứng của viêm đường tiết niệu, phải nhanh chóng điều trị kịp thời!
Làm sao để phòng ngừa và điều trị viêm đường tiết niệu?
Những trường hợp viêm bàng quang nhẹ nhàng có thể tự lành mà không cần điều trị nào, tuy nhiên vì chúng có khả năng gây nên những biến chứng nặng nề nên tất cả các trường hợp viêm đường tiết niệu dù nặng hay nhẹ đều được khuyến cáo điều trị kỹ càng. Thuốc điều trị thường dùng là các kháng sinh, nhiều tác dụng phụ, dễ tái phát, nhờn thuốc, đặc biệt còn có thể gây ra viêm cầu thận cấp và tổn thương chức năng một số tạng phủ như tạng thận...
Theo quan niệm của Đông Y viêm đường tiết niệu chủ yếu do thấp nhiệt uất ở hạ tiêu, đường tiết niệu gây nên. Vì vậy, để chữa trị tận gốc thì cần phải thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu, thông lâm làm chính.