Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Con người hạnh phúc hơn nếu có niềm tin

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng suy nghĩ tích cực rằng mình hạnh phúc sẽ thực sự giúp con người hạnh phúc hơn.

Kính trì
Bạn hạnh phúc hơn khi tin rằng mình hạnh phúc.
Hai nhà khoa học Mỹ Yuna L. Ferguson và Kennon M. Sheldon tiến hành nghiên cứu và tuyển chọn hai nhóm người tham gia. Hai nhóm được cho nghe loại âm nhạc tích cực trong suốt 2 tuần. Một nhóm được yêu cầu tập trung vào việc phát triển những trải nghiệm hạnh phúc khi nghe nhạc, nhóm còn lại chỉ chú ý tập trung vào âm nhạc.
Kết quả, nhóm người tập trung vào cảm xúc hạnh phúc, cố gắng để hạnh phúc, đạt được mức độ hạnh phúc cao hơn nhiều so với nhóm chỉ đơn thuần nghe nhạc,MedicalExpress cho hay.
Các nhà khoa học lý giải, khi tích cực nỗ lực để hạnh phúc, kết hợp sử dụng phương pháp đúng đắn – như trong nghiên cứu trên là nghe nhạc, con người có thể hạnh phúc hơn.
Nghiên cứu của Ferguson và Sheldon đi ngược lại với một số nghiên cứu trước đó cho rằng cố gắng trở nên hạnh phúc sẽ tạo tác dụng ngược lại.
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nếu không cố gắng, các cá nhân có thể sẽ không cảm nhận được những thay đổi tích cực và hạnh phúc trong cuộc sống của họ", hai nhà khoa học cho biết.
"Vì vậy, những người mong muốn hạnh phúc có thể tự tin rằng những suy nghĩ tích cực sẽ trở thành động lực và sẽ mang đến kết quả là bạn cảm thấy hạnh phúc hơn", Ferguson và Sheldon nói.
Nguồn: 
http://meditop.com.vn/kinh-chi

Phương pháp điều trị sỏi tiết niệu

Điều trị sỏi thận
Sỏi nhỏ: đối với sỏi thận kích thước nhỏ thì SWL là phương tiện điều trị được lựa chọn hàng đầu, với tỷ lệ sạch sỏi thay đổi từ 56 - 91%, tùy thuộc loại máy tán sỏi. Khi SWL thất bại thì có chỉ định lấy sỏi qua da. Tỷ lệ sạch sỏi của PCNL khá cao, từ 90 - 95%.
Đối với sỏi đài dưới của thận, nội soi thận ngược dòng với ống soi niệu quản mềm và tán sỏi bằng holmium laser cho kết quả rất khả quan. Tỷ lệ sạch sỏi có thể đến 95%.
Sỏi lớn: khả năng điều trị của SWL rất thấp nên PCNL là phương tiện điều trị tối ưu. Tỷ lệ sạch sỏi từ 85 - 95%. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của sỏi, khả năng sót sỏi phải nội soi gắp sỏi lần hai hoặc phải tán sỏi ngoài cơ thể hỗ trợ khoảng 3 - 35%. Phương tiện điều trị thứ hai là nội soi thận ngược dòng với ống soi niệu quản mềm và tán sỏi bằng holmium laser. Tỷ lệ sạch sỏi ở lần tán sỏi đầu tiên là 76% và ở lần thứ hai là 91%.
Vai trò của mổ mở chỉ còn giới hạn trong những trường hợp sau: sỏi san hô toàn bộ kích thước lớn; đã điều trị bằng các biện pháp ít xâm hại nhưng thất bại; sỏi đi kèm các bất thường giải phẫu của hệ tiết niệu; khi thận mất chức năng hoàn toàn, có chỉ định cắt thận.
Điều trị sỏi niệu quản
Đoạn 1/3 trên: khả năng điều trị thành công của SWL đạt gần 100%. Nếu sỏi bám dính gây tắc nghẽn niệu quản thì có thể tiếp cận tán sỏi xuôi dòng bằng đường hầm qua da vào đài thận trên, hoặc tán sỏi nội soi ngược dòng với ống soi niệu quản mềm.
Đoạn 1/3 giữa: tỷ lệ sạch sỏi khi điều trị bằng SWL khá thấp, chỉ khoảng 70%. Điều trị được lựa chọn hàng đầu là tán sỏi nội soi với ống soi niệu quản cứng hoặc mềm. Tỷ lệ sạch sỏi đạt 80 - 95%.
Chỉ định lấy sỏi nội soi sau phúc mạc: sỏi quá cứng, không thể tán sỏi bằng SWL hoặc URS; không thể tiếp cận sỏi bằng máy soi niệu quản; không có các phương tiện điều trị ít xâm hại. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật là 95%. Biến chứng thường gặp nhất là hẹp niệu quản, xảy ra ở 25 - 30% trường hợp.
Đoạn 1/3 dưới: nội soi niệu quản với ống soi cứng là phương tiện điều trị được lựa chọn hàng đầu, với tỷ lệ sạch sỏi từ 90 đến 99%. Gần đây một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sạch sỏi khi điều trị bằng SWL cũng rất khả quan, đạt gần 85% ở lần tán sỏi đầu tiên.

Nguồn: 
http://meditop.com.vn/may-noi-soi-tiet-nieu

Nội soi phế quản ở Việt Nam và trên thế giới

Theo y văn thế giới, nội soi phế quản đã có cách nay trên 2000 năm, từ thời Hippocrate. Ông đã nghĩ ra cách đặt nội khí quản để điều trị bệnh nhân bị ngạt thở. Tuy nhiên nội soi phế quản đã không được phát triển cho tới thế kỷ 19.
Năm 1846, Horace Green lần đầu tiên tiến hành đặt ống nội khí quản và phế quản. Nhưng khi ông trình bày kỹ thuật của mình tại Hiệp hội Nội - Ngoại khoa Mỹ ở New York thì bị một số thành viên bác bỏ hoàn toàn vì cho rằng điều đó không thể thực hiện được và không đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Năm 1854, Joseph P. O'Dwyer là một thầy thuốc nổi tiếng về thủ thuật đặt nội khí quản ở bệnh nhân bị bệnh bạch hầu, đã chế tạo một ống soi bằng kim loại để gắp các dị vật ở khí quản và phế quản.
Năm 1895, Kirstein đã khảo sát trực tiếp bên trong thanh quản bằng ống soi O'Dwyer có thêm bóng đèn điện tử lăng kính của Casper qua việc đè lưỡi và nắp thanh môn. Ông là người đã phát minh ra ống soi thanh quản đầu tiên.
Năm 1897, Gustav Killian đã dùng ống soi thanh quản Kirstein để soi phế quản cho một nam nông dân 63 tuổi và phát hiện dị vật là một mảnh xương nằm ở phế quản gốc bên phải. Ông đã dùng ống soi thực quản Mikulicz - Rosenheim để lấy dị vật ra sau khi đã gây tê bằng Cocaine. Cuối năm 1898, ông đã báo cáo ba trường hợp gắp thành công dị vật ở cây khí - phế quản. Từ các sự kiện trên đã mở ra một kỷ nguyên về khảo sát cây khí - phế quản bằng nội soi và ông là người thầy thuốc được xem như là cha đẻ của kỹ thuật nội soi phế quản.
Năm 1902, Max Einhorn đã sáng chế đèn soi ở đầu ống soi thực quản.
Năm 1904, Chevalier Jackson chế tạo ống soi phế quản cứng có bộ phận chiếu sáng ở đầu ống soi. Đây là thời kỳ có nhiều cải tiến về kỹ thuật chiếu sáng, thông khí, gây tê nhưng dụng cụ vẫn là ống soi cứng đơn giản.
Năm 1954, Hopkine và Hirschowitz đã phát minh ra sự dẫn truyền hình ảnh qua bó sợi thủy tinh quang học được bao bọc đặc biệt thành một ống mềm dễ dàng uốn cong và đặt tên là "Fiberscope".
Năm 1957, Avery Jones và Hirschowitz đã chế tạo ống soi mềm đầu tiên đơn giản để soi dạ dày. Sau đó ống soi mềm nhanh chóng phát triển ở Mỹ và đặc biệt là Nhật Bản.
Năm 1962, Shigeto Ikeda cùng với Shohei Horie và Kenichi Takino đã chế tạo thấu kính soi phế quản với các sợi thủy tinh quang học giúp cho soi phế quản có nhiều thuận lợi hơn : độ chiếu sáng tốt hơn, thị trường quan sát rộng hơn và giảm được đường kính của ống soi nên có thể quan sát tới tận các phế quản phân thùy của thùy giữa và thùy dưới.
Năm 1966, Shigeto Ikeda chế tạo ống soi phế quản mềm và ông là người đầu tiên thực hiện nội soi phế quản với ống soi mềm bằng sợi quang học để chẩn đoán bệnh lý phế quản. Sau đó, ông đã giới thiệu phương pháp nội soi phế quản ống mềm tại Hội nghị Bệnh lồng ngực tại Copenhagen. Từ đó, nội soi phế quản ống mềm được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới, nó dần dần được sử dụng để thay thế cho ống soi cứng.
Năm 1971, Shigeto Ikeda và Ryosuke Ono sử dụng camera để ghi lại hình ảnh màu khi soi phế quản. Cũng trong năm này, Smiddy đề xuất đặt ống nội soi thông qua một ống nội khí quản mềm hay ống nội soi cứng và sau đó đặt ống nội soi qua đường mũi hay qua đường miệng. Gây tê tại chỗ được dùng thay cho gây mê khi nội soi, điều này đã làm thay đổi toàn diện về nội soi phế quản ống mềm, nội soi phế quản ống mềm có thể thực hiện ngay tại giường bệnh nhân mà không đòi hỏi phức tạp về phòng ốc cũng như trang thiết bị.
Năm 1984, Shigeto Ikeda và Ryosuke Ono đã sử dụng camera với kỹ thuật số ghi lại hình ảnh nội soi phế quản và được giải mã thông qua một hệ thống điện toán. Điều này giúp cho người thầy thuốc quan sát kỹ hơn các biến đổi của niêm mạc phế quản.
Đến nay đã có nhiều ứng dụng trong nội soi phế quản ống mềm với ống soi ngày càng nhỏ hơn, các bộ nguồn sáng tốt hơn, kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm qua truyền hình (Videofiberbronchoscopy), cùng với sự cải tiến và sáng chế nhiều dụng cụ để thực hiện các kỹ thuật lấy bệnh phẩm (như rửa phế quản phế nang, chải phế quản, sinh thiết phế quản, sinh thiết phổi xuyên phế quản, chọc hút bằng kim xuyên phế quản) và trị liệu qua nội soi đã giúp ích rất nhiều cho công tác chẩn đoán và điều trị trong chuyên khoa phổi
2. Tình hình ứng dụng nội soi phế quản tại Việt Nam :
Năm 1954, nội soi phế quản ống cứng được thực hiện bởi Trần Hữu Tước và sau đó là Võ Tấn để gắp dị vật trong chuyên khoa Tai Mũi Họng. Từ đó, nội soi phế quản ống cứng được thực hiện để chẩn đoán các bệnh lý hô hấp (như ho ra máu, ung thư phế quản…) và gắp dị vật trong khí phế quản .
Năm 1974, Lê Quốc Hanh thực hiện nội soi phế quản ống mềm đầu tiên tại bệnh viện Hồng Bàng (nay là bệnh viện Phạm Ngọc Thạch). Năm 1976, Đặng Hiếu Trưng thực hiện tại khoa Tai Mũi Họng Quân Y Viện 108. Nhưng sau vài năm, ống soi mềm bị hư hỏng nên không tiếp tục sử dụng và chủ yếu là sử dụng ống soi cứng để chẩn đoán những bệnh lý hô hấp
Kể từ năm 1990, nội soi phế quản ống mềm mới phát triển trở lại tại các bệnh viện có chuyên khoa phổi và đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến nội soi phế quản ống mềm được thực hiện, với những kỹ thuật  được ứng dụng như : chải phế quản, rửa phế quản phế nang, sinh thiết phế quản, sinh thiết phổi xuyên phế quản, chọc hút bằng kim xuyên phế quản... cho thấy nội soi phế quản ống mềm là một kỹ thuật chính yếu, có nhiều đặc tính ưu việt, hiệu quả, an toàn và không thể thiếu để chẩn đoán điều trị các bệnh lý phế quản phổi

Dao mổ thông minh dùng trong y tế

dao mổ điện đặc biệt đang được thử nghiệm trong 3 bệnh viện hàng đầu ở London, Anh. Các chuyên gia tin rằng, con dao sẽ là cây đũa thần trong lĩnh vực phẫu thuật ung thư, tạo ra cuộc cách mạng cho những người mắc phải căn bệnh quái ác này. Dao mổ siêu thông minh có thể nhận diện chính xác tế bào ung thư. Dù vậy, các thử nghiệm chuyên sâu với iKnife vẫn đang được tiến hành nhằm đưa con dao trở nên phổ dụng trong vòng 3 năm tới nhằm giúp nhân loại chống lại căn bệnh ung thư đang hoành hành. Về mặt kỹ thuật, iKnife là con dao mổ đầu tiên sử dụng công nghệ cao để nhận diện và cắt bỏ các tế bào ung thư đang tồn tại trên cơ thể người. Tuy phẫu thuật cắt bỏ mà một trong những biện pháp tốt nhất để bảo vệ cơ thể khỏi các u ác tính nhưng những bác sĩ giỏi nhất cũng không thể dám chắc các tế bào dị thường đã bị cắt bỏ hoàn toàn. Đối với việc phẫu thuật ở các trường hợp mắc ung thư vú, có tới 20% số tế bào ung thư có thể bị bỏ sót trong các lần phẫu thuật. Điều này khiến cho các u ác tính có thể tái phát, buộc bệnh nhân phải trải qua các lần phẫu thuật sau đó để loại bỏ u ác tính. Tuy nhiên, iKnife được xem là biện pháp đảm bảo cho sự thành công của ca phẫu thuật. Không chỉ dừng lại ở việc loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư, iKnife còn giúp các bác sĩ nhận biết chính xác gần như ngay lập tức mức độ lây lan của các khối u ác tính. Sử dụng công nghệ “dao điện”, iKnife sẽ không làm bệnh nhân mất nhiều máu, mở ra cơ hội phục hồi tốt hơn cho người trải qua ca phẫu thuật. Dù lợi thế mà iKnife là rất rõ ràng nhưng giá thành lên tới hàng ngàn bảng Anh cho mỗi lần phẫu thuật khiến người ta cân nhắc về sự hiện diện của thiết bị này trong các phòng mổ. Trong khi đó, cha đẻ của iKnife, tiến sĩ Zoltan Takats, từ Cao đẳng Hoàng gia London cho biết, những phiên bản sửa đổi của con dao có thể sử dụng được ở nhiều lĩnh vực phi y tế, bao gồm cả kiểm dịch thực phẩm


dao mổ điện cao tần


Cách kết hợp các loại thực phẩm

Một số thực phẩm sau khi được kết hợp với nhau sẽ giúp bạn sống khỏe và cải thiện cân nặng.

 máy nội soi khí phế quản
Ớt chuông đỏ và đậu đen tăng cường miễn dịch
Trứng và xoài: da săn chắc. Trứng giàu a xít amin cần thiết cho việc hình thành collagen giúp cải thiện da. Xoài giàu vitamin C kết hợp với các a xít trên giúp thúc đẩy sản xuất collagen.
Ớt chuông đỏ và đậu đen: cải thiện hệ miễn dịch. Bạn sẽ hấp thu nhiều chất sắt giúp tăng cường miễn dịch bằng cách ăn ớt chuông đỏ. Chất sắt trong đậu đen thường khó được cơ thể hấp thu nhưng vitamin C có nhiều trong ớt chuông đỏ giúp chuyển hóa chất sắt thành một loại giúp cơ thể dễ sử dụng hơn.
Tinh dầu ô liu và cà chua: phòng chống bệnh tật. Cà chua chứa 4 carotenoid chính (alpha-carotene, beta-carotene, lutein và lycopene) cùng 3 chất chống ô xy hóa (beta-carotene, vitamin E và vitamin C) có thể giúp phòng chống ung thư và bệnh tim. Những hóa chất có tác dụng bảo vệ này được hấp thu tốt hơn với dầu ô liu, vốn có hàm lượng cao chất béo không bão hòa đơn lành mạnh.
Bông cải xanh và cà chua: chống ung thư. Mỗi thực phẩm này đứng riêng đều có đặc tính chống ung thư, nhưng nghiên cứu cho thấy kết hợp chúng lại thì tính năng chống ung thư càng vượt trội khi làm chậm sự tăng trưởng của các khối u tuyến tiền liệt ung thư.
Bột yến mạch và dâu tây: tim khỏe mạnh. Yến mạch chứa 2 hóa chất thực vật quan trọng được gọi là avenanthramides và a xít phenolic, được biết khi kết hợp với vitamin C giúp giảm tác hại của cholesterol xấu và ngăn ngừa mảng bám tích tụ dẫn đến các cơn trụy tim.
Trà xanh và chanh: cải thiện tim mạch. Trà xanh, một nguồn giàu chất chống ô xy hóa được gọi là catechin, giúp cải thiện sức khỏe của tim. Tuy nhiên, theo nghiên cứu chỉ khoảng 20% hợp chất này được cơ thể hấp thụ. Thêm nước cốt chanh vào trà xanh được chứng minh giúp tăng mức độ catechin đến 80%.
Tỏi và hành: tạo lá chắn cho cơ thể. Cả hai đều chứa nhiều hợp chất organosulfur và hóa chất thực vật tốt cho tim mạch, giúp giữ động mạch không bị các mảng bám tích tụ. Một số hợp chất này thậm chí còn giúp giải độc chất gây ung thư trong cơ thể.
Trà xanh và hạt tiêu đen: vòng eo thon thả. Hãy tạm quên chế độ ăn kiêng. Sau bữa ăn, bạn có thể uống một tách trà xanh có rắc thêm một chút hạt tiêu đen. Sự kết hợp này giúp tăng hấp thụ EGCG, một chất chống ô xy hóa quan trọng trong trà gắn liền với đốt cháy calo. Theo giới chuyên gia, các hợp chất trong trà xanh có thể tác động các hormone điều tiết cơn đói và no. 

Bé gái phẫu thuật cắt đầu thành công

dao mổ điện cao tần
Bé Asree Gul trước khi phẫu thuật 
Asree Gul đã nhập viện tại thành phố miền đông Afghanistan là Jalalabad với cái đầu dư dính liền vào xương sọ.
Theo The Huffington Post dẫn lời trưởng nhóm phẫu thuật Ahmad Obaid Mojadidi, người mẹ sinh hạ cặp song sinh gái, và cái đầu có thể đã hình thành do bào thai thứ ba không tượng hình trong lúc phát triển.
Ca phẫu thuật cắt đầu dư đã được thực hiện thành công, nhưng đây là ca phức tạp do các dây thần kinh và mạch máu chủ chốt đều được liên kết với cái đầu thứ hai.
Gia đình đã đến cầu cứu bác sĩ sau khi bé Asree Gul không thể ngủ được với cái đầu dư, và khiến bé phải đối mặt với sự kỳ thị của những người xung quanh.
Đây cũng là lần đầu tiên các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật dạng này ở miền đông Afghanistan, được thực hiện miễn phí.
Nguồn: 
http://meditop.com.vn/dao-mo-dien-cao-tan

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Sử dụng kính áp tròng sao cho hiệu quả

Hiện nay, để khắc phục tật khúc xạ ở mắt, nhiều người đã lựa chọn sử dụng kính áp tròng. Tuy nhiên, hiểu rõ về cách sử dụng cũng như những lưu ý cần thiết thì không phải ai cũng biết.
Kính trì
Sử dụng kính áp tròng là lựa chọn thời trang và phù hợp đối với túi tiền của nhiều người cùng như công việc mang tính chất đặc thù.
Kính áp tròng là loại kính có đường kính nhỏ, bằng với mắt của con người. So với kính thông thường, kinh áp tròng không được đeo trước mắt mà đeo trong mắt, điều đó có nghĩa kính áp tròng bơi trong tuyến lệ của mắt. Kính áp tròng không chỉ sử dụng cho người bị cận thị mà còn cả viễn thị và loạn thị.
ThS, bác sĩ Phạm Thị Hằng, bệnh viện Mắt Quốc tế cho biết: “Có rất nhiều loại kính áp tròng, có loại kính áp tròng mềm, có loại kính áp tròng cứng và mục đích sử dụng cũng khác nhau, đồng thời có thể sử dụng cho hầu hết các tật khúc xạ ở mắt.
Kính áp tròng được sử dụng cho những người có công việc đặc thù, đeo kính bất tiện như thể thao, văn nghệ… Bên cạnh đó, kính áp tròng còn sử dụng đối với người bất đồng khúc xạ, có nghĩa một mắt cận một mắt viễn, hay có sự chênh lệch khúc xạ quá cao trên 3 diop…
Hiện nay, các bạn trẻ còn có xu hướng sử dụng kính áp tròng trong nhu cầu thẩm mỹ, muốn thay đổi mầu mắt thành xanh, nâu… Khi bạn muốn sử dụng kính áp tròng, cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra những tư vấn cần thiết.
Những ưu điểm của kinh áp tròng:
- Giúp bệnh nhân có hình ảnh trung thực, mang tính thẩm mỹ cao.
- Thuận tiện trong những hoạt động thể thao, văn nghệ.
- Khắc phục những nhược điểm do kính thường mang lại như mất thẩm mỹ, đặc biệt với những người có tật khúc xạ nặng, giới hạn vùng nhìn thấy sau gọng kính.
- Kính giãn tròng làm cho tròng mắt to và rõ nét hơn.
- Dùng để che sẹo đục trên giác mạc.
- Dùng cho các trường hợp giác mạc chóp.
- Không bị nhòe khi đi trời mưa.
- Không tạo cảm giác nặng trìu lên sống mũi.
Lưu ý khi sử dụng kính:
- Cần được bác sĩ khám và tư vấn để lựa chọn loại kính phù hợp nhất.
- Đối với mỗi loại kính áp tròng đều cần tuân thủ đúng các quy trình cũng như bảo quản thì mới có thể đảm bảo cho mắt một cách tốt nhất cũng như không bị ảnh hưởng bởi những bệnh lý khác.
- Tối đa, một ngày có thể đeo kính từ 8 – 12 giờ đồng hồ.
- Không được sử dụng kính qua đêm, nên tháo kính ra khi đi ngủ.
- Rửa tay sạch với xà phòng có tính tẩy rửa nhẹ, dùng khăn sạch không có xơ vải lau khô tay trước khi sử dụng kính.
- Vệ sinh kính thật sạch sau mỗi lần sử dụng.
- Chỉ chọn mua những sản phẩm chăm sóc kính đã được vô trùng và được chứng nhận là dành riêng cho kính áp tròng.
- Mỗi lần rửa kính đều sử dụng nước dùng mới, không dùng lại dung dịch cũ sử dụng lần trước.
- Thay mới kính 3 tháng/lần.
- Tháo kính và bảo quản kính một cách an toàn nhất.
- Trước khi đeo cần kiểm tra mặt kính có trầy xước hay không, bụi bẩn không.
- Sử dụng dung dịch dưỡng tra hàng ngày để bảo quản kính mắt.

Nguồn : 
http://meditop.com.vn/kinh-chi